Vẫn tiếp diễn đánh bắt cá mùa sinh sản trên sông Vàm Cỏ Đông

Có dịp đi thuyền trên sông Vàm Cỏ Đông vào thời điểm này mới thấy mối đe dọa đối với các loài thủy sản đến mức nào. Chỉ tính riêng phía Tây sông Vàm Cỏ Đông, từ bến phà Bến Đình đến địa bàn xã An Thạnh, thuộc địa bàn xã Lợi Thuận (huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh), dài khoảng 5km, đã có khoảng 30 tay dớn. Tùy theo địa hình, cứ cách khoảng vài chục mét đến vài trăm mét là có một tay dớn giăng cặp bờ sông.
Đặc điểm của loại dớn này là có chiều dài khoảng 15 - 20 mét, mắc lưới dày như mùng ngủ, vì thế các loại cá, tép, tôm, cua dù lớn hay nhỏ, bơi theo chiều nào trên sông cũng đều bị dính vào dớn. Đây là một trong những hình thức đánh bắt cá theo kiểu tận diệt, nguy cơ mất cân bằng sinh thái môi trường.
Bên canh việc đánh bắt thủy sản bằng dớn, trên đoạn sông này còn có kiểu đánh bắt cá bằng cách thức nhủi lưới.
Hình thức bắt cá này khá đơn giản nhưng rất hiệu quả. Trước mũi ghe, ngư dân dùng hai cây tre căng tấm lưới xòe ra theo hình tam giác, như một cây vợt khổng lồ. Sau đó, cây vợt to tướng này được đưa xuống mặt nước và nổ máy cho ghe đẩy đi. Tất cả các loại cá bơi trong tầm vợt đều bị dính vào. Nhủi được vài trăm mét, ngư dân cất "vợt" lên bắt cá, rồi lại nhủi tiếp.
Người dân bắt cá bằng ghe nhũi.
Dọc theo mé sông này, chúng tôi còn bắt gặp nhiều người dân dùng lưới xếp bắt cá. Đây là kiểu đánh bắt được gọi là "12 cửa ngục". Mỗi tay lưới dài cả chục mét được giăng ngang đáy sông và có 24 họng hứng cá đối xứng, xen kẻ với nhau. Khi lưới giăng ngang, các loại cá đen đi ngầm dưới đáy sông, theo hướng nào cũng dính.
Ngoài ba hình thức đánh bắt thủy sản kể trên, dọc hai bên mé sông Vàm Cỏ Đông và trong kênh Tắt (thuộc địa bàn huyện Bến Cầu), nhiều người dân còn đánh bắt cá bằng cách chất chà.
Người dân dùng nhiều thân cây, nhánh cây, chất lại thành một đống chà bên mép sông. Sau một thời gian, nhiều loại cá xúm vào đống chà trú ngụ. Chỉ có thế, chủ đống chà lưới bao quanh đống chà lại, thảy chà ra ngoài, túm lưới bắt cá.
Chiếc vỏ lãi chất đầy lưới xếp chuẩn bị hành nghề.
Để hạn chế tình trạng đánh bắt cá trong mùa sinh sản, vừa qua, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Chỉ thị cấm các tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản dưới mọi hình thức trong hồ Dầu Tiếng vào mùa sinh sản từ 1.7 đến 30.9 hàng năm.
Tỉnh cũng chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ cấm (ghe cào, ghe nhũi, dớn xanh mắc nhỏ...) để khai thác thủy sản trong hồ Dầu tiếng và các sông, suối trong tỉnh mang tính chất hủy diệt. Khi phát hiện vi phạm phải tịch thu phương tiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Mặc dù đã có chỉ thị của UBND tỉnh, các ngành chức năng của tỉnh cũng đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra trên hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông, phát hiện hàng trăm trường hợp sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản; tịch thu hàng chục bình chích điện, hàng ngàn mét dớn xanh mắt nhỏ và xử phạt hành chính gần 50 triệu đồng, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp sử dụng ngư cụ cấm để đánh bắt cá đang trong mùa sinh sản.
Có thể bạn quan tâm

Thấy hiệu quả từ việc nuôi heo rừng lai, hai anh em rể Nguyễn Văn Nhẫn và Vũ Ngọc Hùng (thôn 3, xã Tiên Lãnh, Tiên Phước - Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư mô hình này và bước đầu cho kết quả khả quan.

Vụ xuân 2012, xã Nghĩa Tân- vùng chuyên trồng lúa đặc sản của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã ứng dụng TBKT, mở rộng diện tích gieo sạ hàng. Đây là năm đầu tiên địa phương này tổ chức gieo sạ đại trà.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá tra, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của vùng ĐBSCL, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước nhanh chóng triển khai việc cho vay với lãi suất ưu đãi cho chăn nuôi và thủy sản. Tuy nhiên, đến thời điểm này nguồn vốn ưu đãi vẫn còn "xa tầm với" của doanh nghiệp (DN) và người nuôi cá. Vẫn khó tiếp cận vốn

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, Công an, Tài chính, Thông tin và Truyền thông tăng cường phối hợp, có biện pháp xử lý nghiêm để ngăn chặn tình trạng nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Ông Nguyễn Thành Nhơn ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên gắn bó với nghề nuôi tôm hùm gần 20 năm với bao thăng trầm, nay đã trở thành tỷ phú.