Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Nhãn Xuồng Cơm Vàng Phát Triển Chất Lượng Theo Tiêu Chuẩn GAP

Trồng Nhãn Xuồng Cơm Vàng Phát Triển Chất Lượng Theo Tiêu Chuẩn GAP
Ngày đăng: 05/06/2014

Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng trồng nhãn xuồng lâu đời, nông dân có nhiều kinh nghiệm, nhưng việc áp dụng kỹ thuật mới, xây dựng thương hiệu gắn liền với các tiêu chuẩn sản xuất an toàn chưa được thực hiện đồng bộ. Vì vậy, sức cạnh tranh của nhãn xuồng cơm vàng chưa cao và phần lớn sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa.

Nhãn xuồng cơm vàng (BR-VT) đang phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại được sản xuất theo quy trình thân thiện an toàn. Áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là yêu cầu tất yếu của người trồng nhãn. Trong ảnh: Kiểm tra nhãn trước thu hoạch tại HTX Nhân Tâm, huyện Xuyên Mộc.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT-BVTV), diện tích trồng nhãn của tỉnh hiện có hơn 800ha, sản lượng hơn 8.000 tấn/năm, với 3 vùng trồng chính là các huyện Xuyên Mộc, Tân Thành và TP.Vũng Tàu. Hiện nay, một số vườn nhãn tiêu da bò đang có nhu cầu chuyển đổi sang giống nhãn xuồng cơm vàng.

Cây nhãn đang là cây ăn quả gắn bó với nhiều nhà vườn và đem lại thu nhập cao. Tuy nhiên, ngành sản xuất nhãn xuồng cơm vàng của tỉnh đang đứng trước những thách thức lớn như bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi hàng hóa của các nước và vùng lãnh thổ lân cận như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan.

Hầu hết các sản phẩm ngoại có chất lượng, được sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, sản xuất thân thiện với môi trường - GAP) nên đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khi đó, nhãn xuồng của tỉnh chưa đáp ứng được tiêu chuẩn GAP.

Bà Nguyễn Thị Yến, Chi cục trưởng Chi cục TT-BVTV cho rằng, các nhà vườn cần cải tiến phương thức sản xuất và chất lượng để đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn của thị trường. Việc sản xuất chạy theo sản lượng và lợi nhuận trước mắt sẽ mất dần tính bền vững do sản phẩm không bảo đảm chất lượng và an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Do vậy, quy trình sản xuất cần được cải tiến. Theo đó, việc sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn GAP là hướng phát triển tất yếu, bởi nó tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn, giá cao và đây chính là hướng sản xuất hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

Theo nhận định của Chi cục TT-BVTV, hiện nay BR-VT có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng theo tiêu chuẩn GAP: Có dòng nhãn xuồng cơm vàng đã được Bộ NN-PTNT công nhận và cho phép khu vực hóa các tỉnh phía Nam.

Sở NN-PTNT cũng đã công nhận 2 dòng nhãn xuồng của tỉnh là cây đầu dòng; những dòng nhãn này chính là vật liệu đầu vào cần thiết cho quy trình sản xuất theo GAP. Bên cạnh đó, nhãn hiệu tập thể “Nhãn xuồng cơm vàng BR-VT” đã được xây dựng là cơ sở để phát triển theo hướng bền vững. Trên địa bàn tỉnh cũng đã có HTX Nhân Tâm sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn GAP.

Theo ông Lê Văn Tường, xã viên HTX Nhân Tâm, khi nông dân canh tác, sản xuất theo quy trình GAP, bạn hàng hoàn toàn tin tưởng về nguồn gốc sản phẩm. Tuy nhiên, nông dân muốn tăng sản lượng để cung cấp cho thị trường vẫn gặp khó vì công suất bộ phận đóng gói của HTX chưa được mở rộng do thiếu mặt bằng.

Kết quả điều tra khảo sát của ngành nông nghiệp về hoạt động canh tác, sản xuất nhãn xuồng cơm vàng trên địa bàn tỉnh cho thấy, diện tích trồng nhãn nhỏ lẻ, manh mún, vệ sinh vườn khó thực hiện. Các nhà vườn trồng nhãn phần lớn chưa được tiếp cận cũng như hiểu rõ về những lợi ích sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GAP mang lại.

Trước thực trạng đó, Chi cục TT-BVTV đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển chất lượng nhãn xuồng theo tiêu chuẩn GAP: tập huấn kỹ thuật canh tác cho tất cả nhà vườn trồng nhãn trên địa bàn. Liên kết những hộ sản xuất nhỏ lẻ để xây dựng hệ thống dịch vụ tiêu thụ có khả năng liên kết tốt với nhà phân phối và thực hiện liên hoàn từ khâu canh tác đến tiêu thụ sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Người Nông Dân Mông Bắt Núi “Cúi Đầu” Người Nông Dân Mông Bắt Núi “Cúi Đầu”

Trong buổi làm việc với ông Nguyễn Đình Cậy - Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Tủa Chùa - chúng tôi cảm nhận được một luồng gió mới đầy hứng khởi đang thổi vào miền đất gian khó bản Sín Sủ 2, xã Xá Nhè.

15/07/2013
Giá Cà Phê Tây Nguyên Giảm Thấp Nhất 2 Năm Qua Giá Cà Phê Tây Nguyên Giảm Thấp Nhất 2 Năm Qua

Giá cà phê trong nước lao dốc do giá cà phê thế giới trên cả 2 sàn giao dịch chính đồng loạt giảm sâu. Trên sàn Liffe tại London, giá cà phê robusta giao tháng 5 giảm 81 USD, tương đương giảm xuống hơn 1.900 USD/tấn. Giá giao tháng 7 giảm 71 USD, tương đương giảm 3,53% xuống 2.011 USD/tấn.

26/04/2013
Diện Tích Ương Nuôi Cá Tra Giống Giảm Ở Cần Thơ Diện Tích Ương Nuôi Cá Tra Giống Giảm Ở Cần Thơ

Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, từ giữa tháng 3-2013, giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn thành phố ở mức 19.500-21.000 đồng/kg. Đến đầu tháng 4, giá cá nhích lên 500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất dao động từ 23.000-23.500 đồng/kg. Ở thời điểm giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ thì giá cá tra giống lại giảm 3.000 đồng/kg so với tháng trước. Hiện giá cá tra giống loại 2 cm (khoảng 30 con/kg) ở mức 22.000 đồng/kg.

27/04/2013
Công Nghệ Nano: Giải Pháp Mới Cho Nuôi Tôm Công Nghiệp Công Nghệ Nano: Giải Pháp Mới Cho Nuôi Tôm Công Nghiệp

Với tiềm năng về thuỷ sản với hơn 220.000 ha nuôi tôm, trong đó có trên 5.000 ha tôm nuôi công nghiệp, tuy nhiên, gần đây có gần 400 ha tôm bị bệnh mà nguyên nhân được ngành chức năng xác định là do dịch bệnh, tôm bị nhiễm độc. Yêu cầu thực tế đặt ra là tìm một hướng đi mới nhằm đa dạng hơn nữa nghề nuôi tôm.

29/04/2013
Tổng Kết Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Tổng Kết Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai

Có 7 hộ gia đình tại các xã An Cư, An Nghiệp, An Xuân, An Ninh Tây và thị trấn Chí Thạnh tham gia dự án. Với tổng kinh phí hơn 575 triệu đồng, trong đó nguồn vốn khoa học công nghệ của huyện hỗ trợ hơn 111 triệu đồng, dự án đã được đầu tư nguồn con giống ban đầu 40 con, gồm 33 heo cái và 7 heo đực.

16/07/2013