Trồng Bắp Cho Thu Nhập Khá

Ấp Mỹ 1 (xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long) được mệnh danh là “con đường bắp”. Bởi tại đây, nhiều người bày bán bắp luộc ở hai bên đường.
Trồng bắp đã mang lại nguồn thu nhập ổn định, dần thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây. Lúc đầu, bà con trồng tự phát và tự chọn những trái tốt làm giống cho vụ sau, nên hiệu quả mang lại chưa cao. Nhưng vài năm trở lại đây, nhờ cán bộ khuyến nông xã Vĩnh Phú Đông hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn bà con mua những giống bắp thuần chủng như: Wax 50, Wa 48, MX 10, Victory 924, có khả năng kháng được sâu bệnh, nên năng suất dần được cải thiện. Từ đó, mô hình trồng bắp phát triển, nhân rộng.
Với trên 3 công đất trồng bắp, anh Nguyễn Văn Diệu (người dân ấp Mỹ 1), sau khi trừ chi phí còn lời khoảng 30 triệu đồng/vụ. Theo anh Diệu: “Bắp là loại cây tương đối dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn, chi phí lại thấp, phù hợp với vùng đất gò nơi đây. Hiện giá bán lẻ bắp trái dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/chục (14 trái). Nhờ trồng bắp nên cuộc sống gia đình tôi dần được cải thiện”.
Theo ông Phạm Hoàng Vũ, Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến ngư xã Vĩnh Phú Đông: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ giúp bà con quy hoạch vùng sản xuất, tổ chức hội thảo, đánh giá những giống bắp cho năng suất cao, khuyến cáo nông dân trồng theo lịch thời vụ, thực hiện các mô hình trình diễn. Bên cạnh đó, Trạm Khuyến nông - khuyến ngư xã sẽ liên hệ đầu ra sản phẩm để bà con yên tâm phát triển sản xuất”.
Có thể bạn quan tâm

Dọc theo cầu Thái Hòa đến khu vực cầu Nổi rạch Tây Ninh, dưới mé sông, đủ loại cá ngoi đầu lên mặt nước đớp không khí. Một người dân tên Tú (ở gần cầu Bến Chùa, xã Thanh Điền, Châu Thành) cho biết, từ sáng sớm anh đã thấy cá nổi nhiều trên rạch nên chèo ghe đi vớt. Chỉ chưa đầy một buổi mà vớt được gần chục ký cá.

Theo sự giới thiệu của Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn chúng tôi đến thăm gia đình anh Lại Văn Diến, khu 2, thị trấn Kỳ Sơn là hộ gia đình hội viên nông dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Sáng ngày 6/8, Hội chợ triển lãm quốc tế Thủy sản Việt Nam (VietFish) lần thứ 16 năm 2014 do Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hồ Chí Minh.

Những năm qua, Trạm khuyến nông - khuyến lâm huyện Lạc Thủy đã làm tốt chức năng cầu nối chuyển giao tiến bộ KHKT, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đây là động lực quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Cá mú nghệ trước đây được xuất khẩu hoàn toàn qua Đài Loan. 2 năm nay, thị trường này không nhập khẩu nữa, người nuôi cá mú nghệ tại vùng đìa Bãi Giếng Nam (thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đứng ngồi không yên.