Hội Thảo Ứng Dụng Công Nghệ Nano Bạc Trong Nuôi Trồng

Ngày 5-6-2013, tại Bến Tre, Cục Công tác phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano (LNT) Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công Nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, tổ chức Hội thảo ứng dụng công nghệ nano bạc trong phòng ngừa bệnh tôm và bảo quản hoa quả.
Hội thảo đã giới thiệu sản phẩm dung dịch nano và các ứng dụng, kinh nghiệm thực tế sử dụng nano bạc trong xử lý nước ao nuôi tôm và trong bảo quản thanh long. Kết quả kiểm nghiệm của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho thấy, sản phẩm nano bạc của LNT có khả năng diệt các loài vi khuẩn có trên hoa quả và vi khuẩn gây bệnh tôm.
Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm nano bạc cũng khẳng định sản phẩm nano bạc có khả năng diệt tảo lam và các loại vi khuẩn Escherichia coli, Vibrio anguillarum, Vibrio harveyi, V.Fluvialis, V. Parahaemolyticus. Kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng tại trại nuôi tôm của Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh sau 53 ngày cho thấy, tôm trong bể nuôi có sử dụng nano bạc còn sống trên 85%.
Theo Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu - Chủ tịch Hội đồng Khoa học “Khoa học và Công nghệ Nano”, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nano có tác dụng diệt khuẩn đã được thế giới công nhận và ứng dụng vào thực tiễn. Tại Việt Nam, hai doanh nghiệp tham gia ứng dụng nano vào lĩnh vực nông nghiệp đem lại hiệu quả khả quan. Lần đầu tiên tổ chức hội thảo, Ban tổ chức mong muốn đưa ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, thế mạnh của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào sự phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đinh Văn Ngự, Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bắc Bình (Bình Thuận) cho hay, 100 ha cỏ VA06 đầu tiên đã được Công ty TNHH Cửu Long trồng tại vùng quy hoạch chăn nuôi tại xã Sông Bình, làm nguồn thức ăn cho 1.000 con bò sữa doanh nghiệp này nhập về vào cuối năm nay. Dự án chăn nuôi bò của Công ty TNHH Cửu Long quy mô 450 ha, chăn thả 5.000 con bò sữa, bò thịt.

Đó là mô hình của hộ ông Giãng Văn Nhãn (còn gọi là ông Năm Nhãn) ở ấp Hội An, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong một chuyến tham quan các trang trại nuôi động vật hoang dã có hiệu quả kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, qua tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm thấy rất thích hợp với vùng đất ở địa phương, về nhà ông Nhãn đã đầu tư làm chuồng trại mua 5 cặp nhím về nuôi thử nhiệm.

Ở miền Tây, nói đến nơi trồng nếp thì ai cũng nghĩ chỉ có ở vùng đất cù lao Phú Tân (An Giang), vì xứ sở này từ lâu vốn nổi tiếng như một vương quốc nếp với thương hiệu đặc sản nếp Phú Tân, thế nhưng tìm người lai tạo giống nếp thơm thực thụ thì chưa có.

Thay vì chặt bỏ cả vườn cây cao su để chuyển đổi sang cây trồng khác, nhiều nông dân trong tỉnh Đăk Nông đã liều lĩnh chắn rễ, rong tỉa, hãm ngọn cây cao su để làm trụ sống trồng hồ tiêu.

Nhiều dự án hỗ trợ nông dân sản xuất rau an toàn, sản xuất rau theo tiêu chuẩn Vietgap được triển khai.