Trồng Khảo Nghiệm Hai Giống Dưa Lưới Pháp Và Nhật

Vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 sắp đến, vùng nông sản sạch của Đà Lạt lần đầu tiên có thêm một sản phẩm mới: Những luống dưa lưới giống Pháp và dưa lưới giống Nhật được trồng khảo nghiệm tại Công ty Sinh học sạch Biofresh (khu vực hồ Than Thở, TP Đà Lạt) vừa đến kỳ cho thu hoạch. Chủ nhân vườn sinh học sạch Biofresh, kỹ sư Nguyễn Quốc Minh (người có nhiều năm sống ở Pháp), cho biết, đây là lần đầu tiên ông nhập giống dưa lưới từ Pháp về, bản quyền hiện vẫn thuộc về nông trại này ở bên Pháp.
Công ty Sinh học sạch Biofresh là đơn vị chuyên trồng dâu tây Pháp để phục vụ du khách và còn nhằm mục đích phục tráng một giống cây vốn là đặc sản của Đà Lạt - dâu tây; tuy nhiên, nhận thấy dưa lưới (giống Pháp và Nhật) là loại cây trồng có thể phù hợp với điều kiện tự nhiên của Đà Lạt nên kỹ sư Nguyễn Quốc Minh đã mạnh dạn nhập về để trồng thử nghiệm.
"Sau khi thu hoạch, tôi sẽ gửi mẫu dưa sang Pháp để thẩm định chất lượng. Trên cơ sở kết quả thẩm định, chúng ta mới biết được giống dưa này có phù hợp với điều kiện của Đà Lạt hay không; và tiếp sau đó là làm việc với bên nước ngoài về vấn đề bản quyền" - kỹ sư Nguyễn Quốc Minh cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 3 năm 2013, Công ty TNHH Nông nghiệp VietGAP đã đầu tư hệ thống nhà lưới tại xã Yên Phong và Yên Ninh để sản xuất hoa, ươm giống rau và canh tác các loại rau hàng hóa trái mùa với tổng diện tích 4,2 ha. Tuy mới đi vào hoạt động, song các cơ sở của công ty đã sản xuất và cung ứng cho thị trường hơn 300.000 cành cúc, 2.000 chậu hoa dạ yến thảo...

Có lẽ thời điểm hiện tại giá khoai mỡ trên cánh đồng khoai lớn nhất của huyện Tân Phước (Tiền Giang) thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Cũng chính vì điều này, câu chuyện lãi - lỗ, trồng hay bỏ cây khoai mỡ đang mang tính thời sự nóng bỏng của cả vùng đất bạt ngàn này.

Bên cạnh những diễn biến thất thường của thời tiết thì nguyên nhân diện tích trồng đạt thấp là do giá mủ cao su thời điểm hiện tại xuống thấp, ảnh hưởng đến tâm lý người trồng cao su, đồng thời công tác chỉ đạo của các địa phương chưa thực sự sâu sát, có chiều hướng buông lỏng đối với loại cây trồng này.

Từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi thủy sản của tỉnh Đồng Tháp đạt hơn 6.550ha. Trong đó, trên 621ha ao và 46.948m3 bè nuôi thủy sản bị nhiễm bệnh (chỉ riêng tháng 7 có hơn 112ha ao và 14.394m3 bè nuôi bị nhiễm bệnh, tăng 3.600m3 bè so với tháng trước).

Diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh, theo đó nhu cầu tôm giống ngày càng cao. Để có nguồn giống cung ứng vụ nuôi, người dân phải chọn mua con giống bằng mắt thường, chứ không biết tôm đó có chất lượng hay không.