Diện Tích Trồng Mới Cao Su Toàn Tỉnh Mới Đạt 18,9% Kế Hoạch Năm 2014

Sáng ngày 29 - 7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức giao ban đánh giá công tác triển khai thực hiện kế hoạch trồng mới cao su năm 2014.
Đến thời điểm hiện nay, khi chỉ còn 1 tháng nữa là kết thúc vụ trồng cao su năm 2014 nhưng toàn tỉnh mới trồng được 281,3 ha/1.500 ha cao su, đạt 18,9% kế hoạch. Hầu hết các địa phương, đơn vị trồng cao su đều đạt tỷ lệ rất thấp như: Như Xuân (3,5%), Thường Xuân (4,9%), Thọ Xuân (13,3%)... đáng chú ý có một số đơn vị chưa triển khai trồng cao su như huyện Thạch Thành, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng.
Bên cạnh những diễn biến thất thường của thời tiết thì nguyên nhân diện tích trồng đạt thấp là do giá mủ cao su thời điểm hiện tại xuống thấp, ảnh hưởng đến tâm lý người trồng cao su, đồng thời công tác chỉ đạo của các địa phương chưa thực sự sâu sát, có chiều hướng buông lỏng đối với loại cây trồng này.
Xác định cao su là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao và lâu dài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát lại diện tích trồng cao su, chỉ đạo lựa chọn đất đã quy hoạch, có lợi thế, phù hợp với cây cao su; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực trồng mới, chăm sóc, nghiêm cấm việc chặt phá diện tích cao su đã trồng; chuẩn bị tốt giống cao su cho vụ thu 2014.
Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của tỉnh, huyện để tạo nguồn vốn bổ sung cho nhân dân đầu tư phát triển cây cao su; bên cạnh đó hướng dẫn bà con áp dụng các mô hình luân canh, xen canh để tăng thu nhập. Toàn tỉnh phấn đấu hoàn thành trồng cao su trước ngày 30-9.
Có thể bạn quan tâm
-6353519.jpg)
Mặc dù, khoai lang đang lâm vào cảnh “dội chợ” nhưng trong tuần qua nông dân ở Vĩnh Long (chủ yếu ở huyện Bình Tân) vẫn tiếp tục xuống giống thêm 33 ha vụ khoai mới, hy vọng vụ tới sẽ được mùa, được giá!

Về các vùng triều trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vào thời điểm này, không khí lao động tấp nập đang tràn ngập trên những khu ao, đầm nuôi tôm; sự háo hức, hiện rõ trên khuôn mặt của các chủ đầm đang chuẩn bị bước vào vụ nuôi mới.

Có thể nói thức ăn thủy sản Việt Nam đang nằm trong sự “thống trị” của các doanh nghiệp nước ngoài, khi nắm giữ tới 80% thị phần. Thức ăn cho tôm là sự “độc bá” gần như 100% của Uni-President, Grobest (Đài Loan), CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp)…

Ngày 6-4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Thị Xuân Thu đã làm việc với lãnh đạo tỉnh về việc xử lý vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo.

Đó là phương châm kinh doanh của Cơ sở Sản xuất Chế biến gạo chất lượng cao Thành Kiêm (TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang).