Trồng hồ tiêu vượt diện tích quy hoạch

Đến cuối năm 2015, diện tích hồ tiêu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt 10.172ha, vượt gần 2.000ha so với quy hoạch của ngành nông nghiệp địa phương.
Tỉnh Đồng Nai phát triển hơn 10.000ha, trong đó khoảng 9.000ha đang trong thời kỳ thu hoạch.
Đứng đầu toàn khu vực về diện tích, tỉnh Bình Phước hiện có gần 13.000ha hồ tiêu; dự báo mùa trồng mới 2015 - 2016, diện tích sẽ tăng gấp 3 - 4 lần so với năm trước.
Sở NN-PTNT các địa phương cho biết, lợi nhuận từ trồng tiêu quá rõ, do đó không thể định hướng cho nông dân dừng trồng được.
Bởi lẽ, kể cả rớt giá thì hồ tiêu vẫn là cây trồng có lãi cao hơn so với trồng cà phê, điều.
Song, việc phát triển diện tích không kiểm soát như hiện nay sẽ có nhiều nguy cơ như:
Ở những vùng không nằm trong quy hoạch, cây tiêu dễ bị dịch bệnh do không thích ứng được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; việc tăng diện tích đồng nghĩa với sản lượng tiêu cũng tăng theo và khi nguồn cung vượt cầu tất yếu giá cả sẽ sụt giảm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của chính người trồng.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình chị Nguyễn Thị Luyện, đội 3 xã Pom Lót, huyện Điện Biên trồng hoa được 5 năm. Chị tâm sự: Trồng hoa không đơn thuần như trồng rau màu, bởi với cây rau, chỉ cần làm đất, bón phân, gieo giống là đã chắc ăn tới 60 - 70% rồi. Nhưng trồng hoa thì khác, đòi hỏi sự công phu và còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.

Bà Đào Thị Hằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần Công trình giao thông Điện Biên, cho biết: Năm 2012, mặc dù ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, địa phương thực hiện giảm đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, công trình chậm thanh toán, lãi suất ngân hàng cao…

Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề nuôi bò sữa.

Vài năm trở lại đây, kinh tế xã hội của xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé đã có những bước phát triển mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện nay giảm còn hơn 30%, trở thành xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện.

Hiện nay, 80% diện tích lúa trên địa bàn huyện Điện Biên Đông đang trong thời kỳ đẻ nhánh, diện tích còn lại trong giai đoạn tỉa giặm. Các cơ quan chức năng chỉ đạo nông dân tích cực chăm bón, phòng, trừ sâu bệnh…