Ngọt ngào hồng xiêm nếp

Chị Lan cho biết: “Hơn 7 năm trước, vợ chồng tôi mua loại quả này ở tỉnh Hải Dương về giao buôn ở chợ Thương (TP Bắc Giang). Thấy hồng xiêm cho thu nhập cao nên tôi tìm cách học hỏi kinh nghiệm, mua cây giống về trồng, hiện tại có 50 cây”. Hồng xiêm nếp quả nhỏ và dài, vị ngọt sắc, thơm, cùi chắc, có màu hồng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên cây sai quả, không bị sâu bệnh, mẫu mã đẹp, dễ bán.
Hiện, gia đình chị đã bán hơn 2 tấn quả, giá 20-25 nghìn đồng/kg, thu hơn 40 triệu đồng, từ giờ đến cuối vụ còn khoảng 3 tấn nữa.
Theo chị Lan, hồng xiêm có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào tháng 2-3 (dương lịch). Trồng xen các cây họ đậu, một số loại rau để tăng thu nhập đồng thời giúp che phủ, cải tạo đất và chống cỏ dại. Hồng xiêm có tán rộng nên không trồng dày. Để cho năng suất cao, trồng hàng cách hàng 5-8 m, cây cách cây 5-7 m. Khi cây lên cao được 60-80 cm bấm ngọn để cây sinh cành.
Sau vụ thu hoạch cắt tỉa những cành vượt, cành tăm hoặc bị sâu bệnh. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả bón bổ sung phân chuồng ủ mục với lượng 30-50kg/gốc… Hồng xiêm hay bị sâu tiện vỏ gây hại vì vậy phải thường xuyên theo dõi để chủ động phòng chống. Khi phát hiện có sâu, dùng dao cậy lớp vỏ tại vị trí bị hại, lấy que sắt nhỏ luồn theo đường đi của sâu để tiêu diệt chúng.
Từ mô hình hồng xiêm nếp cho thu nhập cao của chị Lan, nhiều gia đình trong thôn đã học hỏi kinh nghiệm và mua giống về trồng. Một số hộ như ông Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Độ, Nguyễn Văn Nhung… có thu nhập từ 30-50 triệu đồng/năm từ loại cây này.
Có thể bạn quan tâm

Tại huyện Chư Prông, nơi phát triển cây cao su mạnh nhất tỉnh Gia Lai với 34.000ha, đã có trên 30 hộ dân đốn hạ hàng trăm hec ta vườn cao su đang ở độ tuổi cho mủ. Hiện tượng chặt bỏ cây cao su bắt đầu diễn ra từ năm 2013, nhưng rầm rộ nhất là đầu năm 2014, khi giá cao su xuống đến đáy.

6 tháng đầu năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) huyện Lang Chánh đã thành lập được 20 nhóm tiết kiệm, quyên góp gần 258 triệu đồng, xét cho 241 lượt hội viên vay vốn sản xuất, nâng tổng số lên 117 nhóm tiết kiệm trong toàn huyện với tổng số tiền thu được là 1 tỷ 136 triệu đồng cho 3.411 lượt hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế.

Nghị định số 36/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 29/4/2014 đã có nhiều cuộc họp để lấy ý kiến các ngành liên quan.

Những ngày qua, do lo sợ ong mật bu bám vào lúa đang thời kỳ trổ bông sẽ làm giảm năng suất, một số người dân ở Quảng Ngãi đã kéo đến trại nuôi ong đập phá. Tuy nhiên, các nhà khoa học, nhà quản lý đều khẳng định nuôi ong mật không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cây trồng tăng năng suất.

Cùng khó khăn chung với các huyện khác trong tỉnh và cả nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tủa Chùa năm 2014 gặp nhiều khó khăn: Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, dẫn đến thiếu vốn trong đầu tư xây dựng cơ sở sở hạ tầng; tình trạng di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai; tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp...