Trồng dây thuốc cá giúp nông dân thêm thu nhập

Đây là loại dây leo, thân dài 7 - 110m. Lá kép gồm 9 - 13 lá chét, mọc so le, dài 25 - 35cm, trồng dây thuốc cá nhằm để khai thác rễ, rễ giã nát sẽ cho ra một chất nước mầu trắng đục (còn gọi là mủ), mùi nồng cay, chứa nhiều hoạt chất rotenol. Trong quá trình nuôi tôm người ta sử dụng dây thuốc cá để làm sạch ao, mương trước khi thả tôm giống và kích thích cho tôm tăng trưởng nhanh, mau lột vỏ...
Cách trồng dây thuốc cá rất đơn giản, chỉ cần đánh luống có độ cao cách mặt đất khoảng 0,3 - 0,4m, sau đó đặt hom (dây thuốc cá chặt khúc) có độ dài khoảng 0,3m, với mật độ khoảng 5.000 hom/1.000m2. Từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 12 - 16 tháng, trong thời gian này chỉ cần làm cỏ thường xuyên và khi trồng không đòi hỏi bón phân nhưng muốn cho cây phát triển nhanh, rễ nhiều cũng cần bón thêm NPK một đến hai lần/vụ...
Dây thuốc cá có hai loại giống, loại thân bò (rễ ít và chất lượng thuốc không cao) và loại thân đứng. Giống dây thuốc cá có thân đứng có bộ rễ chùm và ăn sâu vào lòng đất, một ha rẫy thuốc cá đạt năng suất từ tám đến mười tấn rễ theo chu kỳ 24 tháng thu hoạch một lần. Không chỉ ở Cà Mau, hiện nay, các hộ trồng dây thuốc cá ở khu vực đất giồng cát xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã thu hoạch được gần 200 ha, chiếm hơn 51% diện tích trồng; năng suất bình quân đạt sáu đến bảy tấn rễ/ha.
Trước đây, khu vực đất giồng cát xã Đông Hải được liệt vào vùng đất khó, đất cát bạc màu; nhất là, vào mùa nắng nước vừa tưới đã khô cho nên nhiều loại cây trồng đều không thích nghi, phần lớn diện tích đất gần như bị bỏ hoang. Kể từ khi đưa dây thuốc cá vào trồng, loại cây này đã thích nghi được. Hơn nữa, vài ba năm trở lại giá rễ thuốc cá luôn ổn định, đứng ở mức cao, người trồng thu lãi nên diện tích trồng dây thuốc cá được mở rộng sang các ấp khác trong xã.
Điều đáng mừng là rễ dây thuốc cá hiện được các thương lái đến tận nơi mua với giá từ 20.000 - 24.000 đồng/kg (tùy loại), và bán lại cho các công ty sản xuất các chế phẩm sinh học kích thích tôm lột vỏ và diệt cá dữ tại các hộ nuôi tôm biển ở các tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, do nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung đã vượt xa khả năng sản xuất, hàng năm, Australia nhập khẩu hơn 200.000 tấn thủy sản, trị giá khoảng 1 tỷ USD.

Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), giá các mặt hàng thủy hải sản giảm mạnh, khoảng 20 - 30% so với đầu năm 2014.

Thời gian qua ở Đồng Nai, giá heo hơi liên tục tăng và hiện đang đứng ở mức 53-55 ngàn đồng/kg, mức cao nhất trong vòng vài năm trở lại đây. Gà lông màu cũng tăng giá mạnh, ở mức người chăn nuôi có lãi: từ 40-44 ngàn đồng/kg. Do đó, người chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai đang mạnh dạn tái đàn, tăng đàn.

Tháng 5 – 6 là mùa trái cây chín rộ ở miền Nam. Dạo quanh các chợ hay các lề đường ở TP.Cần Thơ, đâu đâu cũng thấy các loại trái cây như chôm chôm, xoài, măng cụt, dâu xanh, dâu Hạ Châu..., bày bán với giá rẻ bất ngờ.

Tham gia liên minh sản xuất, năng suất tăng, có đầu ra ổn định cho sản phẩm với giá cao, lợi nhuận tăng, thất thoát giảm...