Trồng Chuối Tây Giảm Nghèo, Làm Giàu

Những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) có phong trào trồng chuối tây tại các thửa đất đồi bạc màu cho thu nhập cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Toàn xã có trên 400 ha chuối tây, tập trung nhiều tại các thôn: Pác Chài, Khuổi Chán, Đồng Ẻn... Ông Nguyễn Khắc Phi, thôn Pác Chài có 4 ha chuối cho biết, chuối là cây dễ trồng, dễ mọc, không tốn nhiều công chăm sóc, phân bón, ít bị sâu bệnh, rất phù hợp với địa hình đất đồi dốc; trồng sau 10 - 12 tháng có thể thu hoạch quả. Bây giờ nhà ông có trên 3.000 gốc chuối, mỗi năm trừ chi phí còn thu 150 triệu đồng.
Lá chuối còn được tận dụng để gói bánh, nuôi cá trắm cỏ. Thân chuối băm nhỏ trộn với cám gạo, ngô là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Chuối chín còn được chế biến thành rượu có mùi vị đặc trưng được người dân ưa chuộng.
Theo ông Hà Công Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Bình, cây chuối ở vùng này vừa giúp phát triển kinh tế cho người dân bản địa, vừa có tác dụng phủ xanh đất đồi, giữ đất.
Ngoài hộ ông Nguyễn Khắc Phi, nhiều hộ dân nơi đây có thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng, như gia đình anh Trần Văn Hưởng, thôn Pác Chài; gia đình anh Nguyễn Văn Huy, thôn Khuổi Chán…
Từ khi tuyến đường 2C được đầu tư nâng cấp, sửa chữa thì việc giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa của bà con trên địa bàn được thuận lợi rất nhiều. Hàng ngày xã có nhiều xe tải của thương nhân đến thu mua chuối cung cấp cho thị trường miền xuôi cũng như xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này nông dân tại các xã Lợi Thuận, Long Thuận, Tiên Thuận, Thị trấn Bến Cầu của huyện Bến Cầu (Tây Ninh) đang tất bật thu hoạch vụ bắp Đông xuân, trông ai cũng phấn khởi vì bắp trúng mùa.

Đất giồng cát rất phù hợp với sự tăng trưởng của xoài tứ quí nên nông dân ở 2 xã Thạnh Phong và Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) đang mạnh dạn chuyển dần sang loại cây này. Xoài tứ quí không chỉ có giá trị kinh tế khá cao mà còn có thể phục vụ cho nhu cầu của loại hình du lịch cộng đồng đang manh nha tại địa phương này.

Thị trường các quốc gia vùng vịnh có nhu cầu lớn đối với một số trái cây đặc sản của Việt Nam như vải thiều, nhãn lồng, thanh long.
Giá ổi bán tại vườn hiện chỉ còn từ 1.500 - 2.000 đồng/kg, trong khi cùng kỳ năm ngoái mức giá đạt từ 4 - 5 ngàn đồng/kg.

Anh Ngô Văn Sáu (ngụ xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) là một nông dân cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học hỏi. Anh đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng sầu riêng Ri6 – một trong những hộ nông dân điển hình của địa phương - mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.