Trồng Chanh Bông Tím Có Hiệu Quả

Vài năm gần đây nhiều nông dân xã Phú An (Cai Lậy) thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ trồng chanh bông tím, trong đó có ông Nguyễn Văn Tám ở ấp 6.
Trước đây gia đình ông độc canh cây lúa năng suất thấp do đất nằm trong vùng ô bao không có phù sa. Năm 2005, thông qua dự lớp tập huấn khuyến nông, ông lên liếp trồng 3 công chanh bông tím kết hợp hoa màu theo phương thức lấy ngắn nuôi dài.
Theo ông, mùa nắng nhu cầu sử dụng chanh tươi uống giải khát cao nên giá tăng gấp 5 lần so với mùa mưa. Chanh cho trái quanh năm, từ lúc nở hoa đến thu hoạch khoảng 3 tháng rưỡi, chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật và công chăm sóc 1 kg chanh tươi khoảng 3.000 đồng.
Đối với cây chanh bệnh thường gặp là rệp sáp gây quéo lá, xì mủ gốc chết cây, nhện đỏ gây bệnh ghẻ trái. Tuy nhiên, nếu chủ động phòng trị kịp thời theo phương pháp “4 đúng” sẽ hạn chế thiệt hại do các bệnh gây ra.
Kinh nghiệm trồng chanh bông tím cho năng suất cao của ông là trước khi trồng gom mô, ủ đất hoai, dùng tro hay bùn non lót dưới đáy mô sau đó đặt gốc chanh và lấp đất lại, cặm nọc buộc chặt gốc chống đỗ ngã.
Sau mỗi lần thu hoạch tỉa những chồi, cành vô hiệu; chú trọng bón nhiều phân hữu cơ, bón cân đối phân hóa học giữa đạm,lân và kali nhằm giúp cây phát triển tốt, cho trái to. Năm 2007 ông lên liếp 4 công đất còn lại mở rộng diện tích trồng chanh bông tím. Hàng năm thu hoạch trên 40 tấn chanh, sau khi trừ chi phí ông thu lãi 150 triệu đồng/năm.
Là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 6, ông tích cực vận động người thân trong gia đình và hội viên đẩy mạnh phát triển sản xuất, thực hiện tốt Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tham gia vận động nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi xã hội phục vụ dân sinh…
Nhiều năm liền ông Nguyễn Văn Tám được bình bầu là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó Thái Bình nhiễm trên 81.500 ha (mật độ sâu phổ biến từ 200 – 300 con/m2), Nam Định 76.500 ha (mật độ 50 – 100 con/m2), Hải Phòng 36.000 ha (mật độ 80 – 100 con/m2)…

Chúng tôi lên Tiên Lý, một trong 6 thôn trồng nhiều hương bài nhất của xã Yên Định khi bà con vừa kết thúc vụ thu hoạch, đang làm đất để trồng lại cho vụ sau. Nhiều vườn cây vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên, hồng Đoàn Kết, hồng Lục Ngạn, đồi bạch đàn, keo lai, trám quả v.v… mặc dù dốc đến trên 20o nhưng nhờ có cây hương bài trồng xen mà đất được giữ ẩm, cản nước xói mòn tốt nên vẫn lên xanh tốt, đang ra hoa trắng xóa hứa hẹn một mùa quả bội thu.

Có một giải pháp đang được nhiều nông dân ở Thoại Sơn, An Giang áp dụng khá hiệu quả, đó là sử dụng phân bón lá Super Humate Sen Vàng (sản phẩm của Cty TNHH An Hưng Tường).

Sau những thành công bước đầu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đưa vào nuôi thử nghiệm Ngao hoa và Vẹm xanh – hai loài nhuyễn thể tự nhiên có giá trị kinh tế cao, khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt tốt hơn.

Sau nhiều năm nuôi gà và lợn không thành công, ông Ngô Đình Sáu (thôn Cẩm Phú 1, xã Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam) chuyển sang nuôi bồ câu lồng.