Hơn 353.400 Ha Lúa Nhiễm Sâu Cuốn Lá

Trong đó Thái Bình nhiễm trên 81.500 ha (mật độ sâu phổ biến từ 200 – 300 con/m2), Nam Định 76.500 ha (mật độ 50 – 100 con/m2), Hải Phòng 36.000 ha (mật độ 80 – 100 con/m2)…
Hiện các tỉnh đã phun được 143.070 ha, chiếm 41%. Diện tích đã phun phụ thuộc vào tỷ lệ sâu non nở cao hay thấp. 3 tỉnh có sâu non nở sớm hơn, thời gian phun tập trung đợt 1 còn chậm do trùng các ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tại Thái Bình, sâu non đã nở trên 80%, diện tích phun trừ đạt 86%; Hải Phòng sâu non nở 70%, đã phun 83%; Quảng Ninh sâu non nở 50%, phun trừ 50%. Các tỉnh còn lại tỷ lệ sâu non đã nở dưới 50%, vì vậy diện tích phun chỉ khoảng 10 – 20%.
Về dịch rầy nâu lứa 2. Rầy cám nở rộ trùng với thời điểm sâu cuốn lá nhỏ nên công tác phòng trừ thuận lợi hơn. Bà con có thể phun một loại thuốc đặc hiệu hoặc hỗn hợp thuốc để tiêu diệt cùng lúc cả 2 loại sâu trên. Đợt rầy nâu này sẽ gây cháy (diện hẹp) trên một số giống nhiễm nếu không phòng trừ kịp thời…
Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Quang Minh, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, trong các ngày nghỉ Ban lãnh đạo Cục, Trung tâm BVTV phía Bắc đã đi kiểm tra, chỉ đạo các địa phương phòng trừ dịch kịp thời. ở các địa phương, đặc biệt là cấp xã và HTX đã thực hiện nghiêm túc công tác chống dịch. Cụ thể 100% số xã đã làm tốt công tác dự tính dự báo thời gian và mức độ gây hại của sâu non cuốn lá nhỏ, rầy nâu…; phân loại diện tích nhiễm theo mức độ nặng nhẹ, tập huấn biện pháp phòng trừ và hướng dẫn bà con cách sử dụng thuốc theo phương châm "4 đúng"…
Có thể bạn quan tâm

Bước sang năm Quý Tỵ, báo hiệu một năm làm ăn khấm khá không chỉ các cơ sở, doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu thanh long, mà còn cả nhà vườn. Đơn cử từ đầu năm đến nay, giá thanh long thu trực tiếp tại nhà vườn luôn duy trì ở mức cao, đôi lúc đạt ngưỡng 33.000 đ/kg.

Vừa qua, công ty Advanta Việt Nam phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Triệu Sơn -Thanh Hóa, tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quá mô hình trình diễn giống ngô lai đơn PAC 999 super và PAC 339 tại xã Thọ Phú, mô hình được rất nhiều người dân quan tâm và đánh giá cao.

Những ngày này lúa hè thu ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang đã chín rục nhưng không có người mua. Ngày 2-6, giá lúa tươi được thương lái đưa ra chỉ có 3.500 đồng/kg, tức dưới giá thành sản xuất gần 1.000 đồng/kg.

Nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang vô cùng phấn khởi do giá cá nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá này, họ có thể lãi trên 50 triệu đồng mỗi bè khi thu hoạch.

Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học và Kĩ Thuật Di Truyền Quốc Gia Thái Lan (Biotec) tin rằng hội chứng tôm chết sớm (EMS), nguyên nhân của sự sụt giảm nguồn cung cấp tôm gần đây của Thái Lan, sẽ giảm trong năm nay, theo báo cáo của Bangkok Post