Trồng 300 mét vuông cây thanh long và dứa cayenne trên đất bùn đỏ

Số liệu phân tích của Đề tài nêu trên cho thấy: Hàng năm khối lượng khai thác quặng bauxit tại các mỏ Tân Rai- Lâm Đồng lên tới 2,32 triệu mét khối, dẫn đến nguy cơ tổng lượng bùn đỏ phải lưu giữ từ 80 - 90 triệu mét khối. Bùn đỏ là chất độc hại do có tính kiềm cao, tốn kém rất nhiều kinh phí sau 20 năm mới chuyển hóa, phân hủy thành nguyên liệu sản xuất phân bón kiềm, vật liệu xây dựng, xử lý nước thải ngành dệt nhuộm…
Với việc trung hòa bùn đỏ bằng các chất hữu cơ như bã nấm, rác rau, than bùn… đã giảm độ pH của đất xuống còn 8,21, các nhà khoa học nói trên tiến hành trồng, chăm sóc cây thanh long và dứa cayene bám rễ và đâm chồi trong vòng 2 tháng, các loài giun sau đó cũng sống được trong đất. Thời gian tới, Đề tài tiếp tục trung hòa bùn đỏ thành đất sản xuất nông nghiệp để trồng thử nghiệm từ 30 - 40 loại cây.
Có thể bạn quan tâm

Cũng theo GS-TS Võ Tòng Xuân - cố vấn mô hình sản xuất lúa sạch của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Thanh Liêm (Đồng Tháp) thì hiện nay, sản phẩm Việt Nam xuất sang thị trường các nước được kiểm định rất nghiêm ngặt, nhất là thị trường Nhật Bản. Hiện nước này có đến 600 mẫu kiểm định, nếu kiểm định sản phẩm có chứa những chất này họ sẽ không nhập khẩu.

Sau gần 15 ngày tập trung chống dịch, đến nay 184/189 con gia súc bị bệnh lở mồm long móng tại 2 huyện Như Xuân, Thạch Thành (Thanh Hóa) đã được điều trị khỏi.

Hươu, nai là động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc bán nhung, kèm theo bán con giống.

Vụ lúa thu đông năm 2013, các mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trúng đậm. Năng suất lúa bình quân từ 6,5 - 7 tấn/ha, cá biệt có một số nơi lên đến 7,5 tấn/ha, tăng từ 0,5 - 1 tấn/ha so với các ruộng lúa không áp dụng mô hình CĐML.

Là địa phương có thế mạnh về trồng gừng, nhiều nông dân ở thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn - An Giang) vẫn kiên trì bám núi theo nghiệp trồng gừng, dù giá cả lên xuống thất thường.