Triển vọng từ mô hình nuôi ong mật ở Minh Sơn

Nghề nuôi ong lấy mật đã tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Đến thăm mô hình nuôi ong của gia đình anh Chảo Xành Tỉnh, thôn Kho Thum, là một trong những hộ nuôi ong thành công ở địa phương. Anh Tỉnh cho biết, hiện nay gia đình anh có 70 đàn ong, cho thu mật mỗi năm 2 lần, trung bình mỗi đàn được từ 1,5 – 2 lít mật.
Với 70 đàn ong mỗi năm gia đình thu được 200 – 250 lít mật, cho thu nhập trên 50 triệu đồng; nuôi ong cũng không quá phức tạp và công sức chăm sóc nếu như hiểu được tập tính sinh sống của loài ong. Anh Tỉnh cũng cho biết thêm, trước kia chỉ trông vào thu nhập từ ruộng, nương cũng chỉ đủ ăn, từ khi nuôi ong, kinh tế gia đình đã phát triển rõ rệt, có nhiều thu nhập hơn.
Anh Đặng Văn Hòa, Trưởng thôn Kho Thum chia sẻ: Ban đầu ở thôn chỉ có 2 hộ nuôi ong lấy mật. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ nuôi ong, các hộ gia đình trong thôn cũng đã học tập cách nuôi ong. Đến nay, toàn thôn đã có 26 hộ gia đình nuôi ong lấy mật, hộ nuôi ít cũng từ 3 đến 4 đàn, hộ nhiều thì có từ 20 đến 70 đàn.
Tuy nhiên, mô hình nuôi ong ở thôn Kho Thum còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Các sản phẩm từ ong có chất lượng cao nhưng chỉ phục vụ nhu cầu trong gia đình là chủ yếu, chưa được quảng bá rộng rãi đến thị trường tiêu dùng. Nguồn gốc con giống là ong rừng bắt về thuần hóa, kỹ thuật chăm sóc từ kinh nghiệm nuôi ong nhiều năm mà có, sản lượng các sản phẩm từ ong còn thấp; trong quá trình chăm sóc nhiều khi ong bị bệnh, rét nên chết hàng loạt hoặc bỏ tổ bay vào rừng.
Nuôi ong không phải là nghề mới, nhưng hiệu quả kinh tế từ nuôi ong lại khá cao, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, việc nuôi ong còn có lợi ích về môi trường sinh thái; ong còn giúp thụ phấn, tăng năng suất cho cây trồng.
Với các điều kiện tự nhiên thuận lợi, Minh Sơn có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế rừng kết hợp với nuôi ong. Vì vậy, để duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật cần có sự quan tâm hơn nữa của cấp ủy, chính quyền và cơ quan chuyên môn về việc đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật cho bà con nhân dân; đồng thời, phổ biến kiến thức về khoa học, kỹ thuật giúp cho các hộ gia đình nắm rõ các quy trình kỹ thuật nuôi, chăm sóc ong, nâng cao sản lượng và chất lượng của các đàn ong. Ngoài ra, cần có những chính sách, chương trình quảng bá về các sản phẩm từ ong, tạo thị trường, đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản ở An Giang đạt nhiều thành tựu đáng phấn khởi. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đều tăng theo từng năm, riêng năm 2005 toàn tỉnh có 1.840 ha tăng hơn 10% so với năm trước.

Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước, với 296.551 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm quảng canh 161.932 ha, công nghiệp gần 6.000 ha, quảng canh cải tiến gần 40.000 ha, diện tích còn lại nuôi tôm kết hợp với các đối tượng khác.

Sau Tết Nguyên đán, nông dân xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) rất phấn khởi vì mô hình sản xuất trồng lúa kết hợp với nuôi cá phát triển tốt, ước lợi nhuận sản xuất sẽ tăng gấp đôi so với sản xuất chỉ có cây lúa trước đây.

Ngày 16-2, tại TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Phú Yên công bố việc đăng cai tổ chức Festival thủy sản Việt Nam 2014. Theo đó, Festival sẽ diễn ra từ ngày 28-3 đến 2-4-2014 tại tỉnh Phú Yên với chủ đề "Thủy sản Việt Nam - hội nhập và phát triển". Sự kiện nổi bật trong Festival là Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1-4-1959 - 1-4-2014) và 29 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên.

Đó là khẳng định của ông Mai Anh Tuấn, quyền Giám đốc Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ABIC), Chi nhánh Cần Thơ, tại hội nghị “Phát triển kênh phân phối kết hợp Ngân hàng - Bảo hiểm khu vực ĐBSCL” diễn ra vào ngày 1-11. Ông Tuấn nhìn nhận: Loại hình bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đang khó triển khai tại ĐBSCL.