Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chất lượng sữa kém do đâu

Chất lượng sữa kém do đâu
Ngày đăng: 24/11/2015

Đó là giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, nhưng nguồn cung sữa quá nhiều, nhà máy thu mua giảm giá.

Sự phát triển tự phát theo phong trào, nhiều hộ dân thiếu hiểu biết trong cách chăm sóc, bảo quản nên sữa thu hoạch chất lượng không cao…

Nhiều quy định pháp lý trong việc quản lý thức ăn chăn nuôi cũng như sản xuất kinh doanh chưa rõ ràng giữa các bên, đó là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho hộ chăn nuôi.

Điển hình như muốn bán sữa cho nhà máy, người nông dân phải uống một mẫu sữa bất kỳ trong số can đem đến bán dưới camera quan sát của trạm thu mua bò sữa.

Giá thu mua sữa sẽ bị giảm đáng kể nếu như sữa không đạt các tiêu chí quy định của nhà máy.

Tuy nhiên, những quy định giữa trạm thu mua với người dân chỉ đơn giản là trao đổi bằng miệng.

Nhiều hộ chăn nuôi cho biết, gần một năm trước còn lãi 40% trên 1 lít sữa, giờ thì chỉ còn 20% do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao mà nhà máy lại giảm giá mua.

Do nuôi không có lãi, hộ nào cũng giảm dần đàn bò.

Vấn đề là nhà máy không hướng dẫn họ cách nuôi để cho chất lượng sữa tốt nhất, mà chỉ biết trừ tiền sau khi xác định sữa không đạt chuẩn.

Nhiều nông dân bất bình về việc nhà máy không công khai sữa không đạt chuẩn ngay tại trạm thu mua, chờ đưa vào nhà máy vài tuần mới công bố và trả tiền thu mua sữa rất thấp? Chưa kể đến việc trạm thu mua sữa còn gian lận máy cân sữa khi người dân đến bán.

Người dân biết nhưng không dám lên tiếng vì sợ trạm thu mua sẽ làm khó dễ.

Thậm chí, những rủi ro đến với người chăn nuôi còn xuất phát từ các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, hèm bia, xác mì, cám… không bảo quản tốt, không niêm yết bảng giá, bò ăn các loại này khiến chất lượng sữa giảm.

Đó là những ghi nhận qua chuyến khảo sát ngày 19-11 vừa qua của đoàn liên ngành TPHCM gồm Hội Nông dân TP, Ủy ban Mặt trận tổ quốc TP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương…

Trong khi chờ cơ quan chức năng ban hành các quy định bảo vệ hộ chăn nuôi, trước mắt, theo đoàn giám sát, cần chấm dứt tình trạng bắt người nông dân phải uống thử sữa; mở lớp tập huấn chăn nuôi cho bà con;

Thắt chặt việc kiểm tra để các cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng và đạt chất lượng.


Có thể bạn quan tâm

Ứng Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Và Cơ Giới Hóa Trong Chăn Nuôi Ứng Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Và Cơ Giới Hóa Trong Chăn Nuôi

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, các trang trại, gia trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

24/09/2014
Bỏ Sài Thành Lên Núi Với... Atiso Bạc Tỷ Bỏ Sài Thành Lên Núi Với... Atiso Bạc Tỷ

Trong khi nhiều nông dân thành phố hoa đang “quay lưng” lại với cây atiso - đặc sản của Đà Lạt do giá cả bấp bênh, đầu ra thiếu ổn định, thì anh Nguyễn Trung Thành, một người con đất Sài thành lại bỏ phố lên núi để gắn bó với loại cây trồng này dưới chân núi LangBiang.

24/09/2014
Nhập Đến 90% Lượng Phân Bón, Máy Nông Nghiệp Tràn Ngập Máy Trung Quốc Nhập Đến 90% Lượng Phân Bón, Máy Nông Nghiệp Tràn Ngập Máy Trung Quốc

Một thống kê mới vừa được Bộ NNPTNT công bố: Riêng năm 2013, Việt Nam đã phải bỏ ra tới 12,4 tỷ USD để nhập khẩu các loại vật tư nông nghiệp bao gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, máy móc nông nghiệp… phục vụ sản xuất. Riêng con số này đã chiếm tới trên 40% kim ngạch xuất khẩu nông sản toàn ngành. Điều gì đang và sẽ xảy ra với nền nông nghiệp nước ta?

24/09/2014
Chớ Nên Coi Thường Cây Tô Mộc Chớ Nên Coi Thường Cây Tô Mộc

Sau này, khi lên Tây Bắc, tôi thấy bà con dân tộc trên này dùng phổ biến tô mộc để cho vào nước uống. Họ chẻ và băm gỗ tô mộc thành những mảnh nhỏ và đựng trong một ống tre để ở bàn nước. Khi pha trà, họ lấy 1 vài mảnh gỗ tô mộc đó và cho vào ấm cùng với chè.

24/09/2014
Giúp Nông Dân Xứ Lạng Phát Triển Cây Thế Mạnh Giúp Nông Dân Xứ Lạng Phát Triển Cây Thế Mạnh

Lạng Sơn có 6 loại cây ăn quả mũi nhọn trong giảm nghèo và làm giàu là na, hồng, quýt, đào, nhãn, vải thiều. Các chương trình tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã giúp nhiều hộ nông dân xứ Lạng mở rộng diện tích, cải tạo vườn cây ăn quả.

24/09/2014