Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Dông Ở Thôn Hòa Thủy (Ninh Thuận)

Người dân thôn Hòa Thủy (xã Phước Hải, Ninh Phước - Ninh Thuận) đang tận dụng lợi thế vùng đất cát rộng để nuôi dông. Đây là một hướng đi khả quan, góp phần đa dạng hóa vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế hộ gia đình.
Ông Trịnh Ngọc Lân, ở thôn Hòa Thủy chia sẻ: Dông là loài đào hang rất khỏe, vì vậy để tránh dông thoát ra ngoài thì phải làm móng lấp bạt sâu 0,5 m và xây tường cao 1,2 m để tránh dông bò ra. Nuôi dông chỉ cần đầu tư một lần đầu về chuồng trại và con giống là có thể thu hoạch được nhiều năm.
Thức ăn của dông từ các loại rau, củ, quả, nhất là rau muống... những thứ này ở địa phương có sẵn. Đây loài vật dễ nuôi, có khả năng kháng bệnh cao, sinh sản nhanh. Tỷ lệ tự sinh sản thành công đạt trên 80%, thời gian sinh trưởng từ 5-7 tháng, trọng lượng dông đạt từ 0,3 - 0,5 kg/con.
Hiện gia đình ông Lân nuôi trên 3.000 con dông, mỗi năm ông thu trên 1 tạ dông giống và 90 kg dông thịt. Với giá bán từ 350.000-400.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông có lãi khoảng 40 triệu đồng/năm. Hiện nay, dông đã bán ở các tỉnh Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu được khách hàng tín nhiệm.
Ngoài gia đình ông Lân, ở thôn Hòa Thủy còn có khoảng hơn 20 hộ khác cũng đang phát triển mô hình nuôi dông trên cát, bước đầu đã cho hiệu quả cao như: ông Hà Văn Mệnh, Trần Phán…
Ông Đào Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hải cho biết: Mô hình nuôi dông bước đầu đem lại kinh tế cho các hộ nuôi. Chính vì vậy, trong thời gian tới xã sẽ thành lập Tổ nuôi dông theo hướng tập trung, đồng thời phối hợp với các ngành để tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đang bước vào đầu vụ thu hoạch cam xoàn, với giá bán “vũ đệm” 40 ngàn đồng/kg, cao hơn 5 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm trước nên nhiều nhà vườn rất phấn khởi.

Hiện chưa có thống kê cụ thể nào về diện tích thanh long ở Trung Quốc, nhưng chỉ tính ở 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây cây thanh long đã trồng hơn 20.000 ha. Trong tương lai, Bình Thuận không chỉ cạnh tranh với thanh long của các tỉnh trong nước mà còn phải cạnh tranh với chính trái thanh long trồng tại Trung Quốc…

Nghề trồng chanh hàng hóa ở Hưng Yên Bắc (Hưng Nguyên, Nghệ An) đã giúp nhiều nông dân làm giàu chính đáng với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Từ bài viết của GS Nguyễn Lân Dũng đăng trên Dân Việt cảnh báo về việc lập lờ sản phẩm nhộng trùng thảo với đông trùng hạ thảo (ĐTHT), phóng viên Dân Việt đã tiến hành khảo sát thị trường và nhận thấy có sự bát nháo về sản phẩm này.

Ngày 26.8, Bộ NNPTNT cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 8.2015 ước đạt 2,38 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 8 tháng đầu năm 2015 lên 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2014.