Được mùa chanh

Nghề trồng chanh hàng hóa ở Hưng Yên Bắc (Hưng Nguyên, Nghệ An) đã giúp nhiều nông dân làm giàu chính đáng với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Hiện đang là thời điểm chính vụ thu hoạch chanh. Về Hưng Yên Bắc (Hưng Nguyên) những ngày này, vườn chanh nhà nào cũng sai trĩu quả. Khắp các nẻo đường, bà con đóng hàng chở chanh đi nhập cho các đại lý. Hiện toàn xã có tổng diện tích hơn 40 ha chanh với hàng trăm hộ trồng, hộ trồng nhiều 5 - 7 sào, hướng tới còn mở rộng nữa.
Chị Trần Thị Hương Giang - cán bộ nông nghiệp xã Hưng Yên Bắc cho biết, chanh Hưng Yên cho biệu quả từ năm 2000 lại nay. Hiện năng suất bình quân đạt 1,8 tấn/sào. Tới đây, xã tập trung chuyển đổi diện tích cao cưỡng sang trồng chanh với diện tích khoảng 25 ha.
Về Hưng Yên Bắc, rất nhiều gia đình trồng chanh, vườn chanh nhà nào cũng quả sai, mọng nước.
Ông Hoàng Kim Khương ở xóm 4 trồng 3 sào chanh với 150 gốc. Ông cho biết năm nay dù nắng hạn nhưng chanh vẫn đạt năng suất cao.
Tuy nhiên, vì rộ mùa thu hoạch nên giá chanh thấp, hiện chỉ bán với giá 6.000 đồng/kg.
Chanh Hưng Yên nổi tiếng thơm ngon, mang hương vị đặc trưng. Hiện nay UBND huyện Hưng Nguyên đang thực hiện các bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chanh của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 9.11, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh tổ chức kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm lại trên 500 con heo tại trại chăn nuôi của ông Trịnh Văn Tâm, ở ấp 5, xã Trà Vong, huyện Tân Biên.

Là một huyện thuần nông, ngoài phát triển nghề rừng, trồng cây lương thực, những năm gần đây huyện An Lão (Bình Định) còn chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá nước ngọt… tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập kinh tế hộ.

Trước đây, nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) phát triển rất mạnh, hàng năm cứ vào tháng 3 đến tháng 5, các hộ chuyên nuôi ong từ các tỉnh miền Đông hoặc tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long… sang tìm “đặt chỗ” với các nhà vườn trong huyện để nuôi ong lấy mật.

Thịt heo bẩn là một trong những nỗi lo thường trực của người tiêu dùng vì rất khó tránh trong các bữa ăn

Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, những năm gần đây, nhiều loài động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm đã được nông dân chăn nuôi thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao.