Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lập lờ đánh lận đông trùng hạ thảo

Lập lờ đánh lận đông trùng hạ thảo
Ngày đăng: 28/08/2015

Từ bài viết của GS Nguyễn Lân Dũng đăng trên Dân Việt cảnh báo về việc lập lờ sản phẩm nhộng trùng thảo với đông trùng hạ thảo (ĐTHT), phóng viên Dân Việt đã tiến hành khảo sát thị trường và nhận thấy có sự bát nháo về sản phẩm này.

Tự khẳng định là “hàng thật”

Vốn là thứ sản vật quý hiếm vô cùng, ĐTHT tự nhiên trên thế giới hàng năm chỉ thu hoạch được tầm... 80kg. Thế nhưng, ngược lại với thông tin này của giới khoa học, chúng tôi dễ dàng tìm thấy ĐTHT ở các tiệm thuốc, trên biển quảng cáo hay trong những loại thuốc bổ có ghi thành phần ĐTHT.

Lần theo những biển quảng cáo đó, chúng tôi tìm đến tiệm thuốc Đông y trên đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5. Sau khi nghe tôi nói muốn mua ít ĐTHT về bồi dưỡng sức khỏe cho bố, bà chủ tiệm tên Tiểu Linh khẳng định ngay: “Sau Tết Nguyên đán, tôi đã cho người qua tận Tây Tạng bám trụ để mua tận tay những người đi hái ĐTHT. Không có chuyện qua trung gian, nên đây chỉ  có hàng thật”. Tôi vẫn phân vân và hỏi “ĐTHT hiếm thế, làm sao có thể mua được với số lượng nhiều như vậy?”, bà Tiểu Linh thề thốt: “Đúng là cái này hiếm có, nhưng hàng của tôi là thật. Nếu chú mua về phát hiện hàng giả, tôi sẵn sàng đền gấp đôi tiền mua”.

Theo lời bà Tiểu Linh, 100gr ĐTHT có giá 50 triệu đồng, một mức giá không hề rẻ chút nào. Tiếp tục giải thích cho tôi, bà Linh nói, ĐTHT được hình thành từ con sâu, mỗi con sâu dài tầm 4-5cm màu xám có phần vòi mọc dài trên đầu, còn gọi là nấm màu vàng nhạt. Tuy nhiên, quan sát kỹ, chúng tôi phát hiện trên lưng những con sâu này không có lông tơ mà hoàn toàn nhẵn thín. Thực tế, nếu là sâu thật sẽ có lông tơ mịn ở trên thân. Thấy khách hàng hỏi dồn việc này, bà Linh lấp liếm: “Vận chuyển nhiều nên lông... rụng hết rồi”.

Rời tiệm thuốc trên, chúng tôi tìm đến cửa hàng thứ hai, nằm cách đó không xa. Thấy chúng tôi hỏi mua ĐTHT, một người đàn ông trung niên tỏ thái độ dò xét kiểu “có đủ tiền mua thứ dược liệu này không?”. Sau khi để chúng tôi đợi hơn 10 phút, ông này mời chúng tôi vào cửa hàng và mang ra một hộp giấy đựng ĐTHT, bên ngoài được bọc thêm vài lớp giấy. Bên trong hộp là những con sâu mập ú có râu màu vàng tươi.

Sau khi để chúng tôi xem, ông này nói luôn: “120 triệu đồng cho 100gr. Đây là giá chót, không trả giá”. Với giá này, chúng tôi nhẩm tính nó cao hơn loại “hàng thật” của tiệm bà Linh tới 70 triệu đồng. Biết khách hàng đang dò giá, người đàn ông này nói: “Cậu tới mấy chỗ khác rồi phải không? Ở đó họ bán hàng dỏm thôi, đừng ham rẻ. Hàng ở đây đảm bảo là thật. Chỗ anh chỉ còn vài ký (!?), Uống vô bổ dương tráng thận, sẽ thấy hiệu quả ngay”. Tuy vậy, khi hỏi có giấy chứng nhận là hàng thật hay không, ông này xẵng giọng: “Hàng thật uống vô thì biết. Không mua thì đi chỗ khác”.

Trăm nghìn, một triệu, một tỷ đều… mua được

Ngoài các tiệm thuốc Đông y, ĐTHT còn được rao bán trên các wesbsite, diễn đàn trên mạng với nhiều chủng loại, quy cách: Nước ép, viên, tinh chất, nước uống tăng lực, cao linh chi... và vô số những sản phẩm khác gắn tên ĐTHT. Giá bán của các loại này chênh lệch nhau khá nhiều. Từ 100.000 đồng/vỉ 10 ống 100ml, đến 2 triệu đồng cho chai 1 lít tinh chất ĐTHT hoặc 700.000 đồng cho 30 gói nước ép ĐTHT…

Tại wesbite samlienviet…. ĐTHT được quảng  cáo là “hàng chất lượng nguyên chất 100%, được Bộ Y tế cấp chứng nhận đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. ĐTHT được thu mua, tuyển chọn theo một quy trình chặt chẽ đảm bảo mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm ĐTHT chất lượng nhất, tinh túy nhất”. Tuy nhiên, đây chỉ là sản phẩm được cấp phép về vệ sinh an toàn thực phẩm, còn nguồn gốc, xuất xứ và những tiêu chuẩn chất lượng khác đều không thấy đề cập.

Một điều đáng lo ngại khác là ngay cả các công ty, tập thể, cá nhân khác không hiểu vì vô tình hay cố ý đang lập lờ giữa ĐTHT và nhộng trùng thảo- một loại thức ăn phổ biến của người Trung Quốc và có tính dược liệu thấp hơn, rẻ hơn nhiều so với ĐTHT. Nhộng trùng thảo được các đơn vị này công bố là ĐTHT made in Việt Nam.

Với những công bố khoa học rằng Việt Nam đã cấy thành công ĐTHT, với tính dược liệu tương đương hoặc cao hơn mà giá rẻ hơn, những đơn vị này đã tung ra thị trường những  sản phẩm lấy tên ĐTHT. Kèm theo đó là những sản phẩm tươi, khô, sơ chế, tinh chế được chào bán rất sôi nổi trên các trang mạng với giá 7-10 triệu đồng/kg (trong khi với khối lượng này ĐTHT có giá hơn 1 tỷ đồng). 

ĐTHT thật rất khó nuôi cấy

TS Trương Bình Nguyên - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (Đại học Đà Lạt) là người đã nuôi cấy thành công ĐTHT Cordyceps sinensis tại Việt Nam.

Ông cho rằng, ngày xưa loài đầu tiên con người biết sử dụng làm thuốc, bổ dưỡng là Cordyceps sinensis. Khi tìm thấy người ta đã dựa vào đặc điểm sống của nó và đặt tên là ĐTHT. Mùa đông con sâu bị nhiễm nấm bệnh và tìm đường trốn xuống mặt đất, trong quá trình này, sợi nấm tấn công rồi giết chết và hút dinh dưỡng của con sâu. Đến mùa hè khi điều kiện tự nhiên về nhiệt độ, độ ẩm... trở nên thích hợp thì loài nấm này hình thành quả thể và vươn lên khỏi mặt đất. Lúc đó người ta tưởng cỏ nên dùng từ “thảo”.

Cho tới hiện nay trên thế giới tìm thấy khoảng 500 loài Cordyceps. Trong đó có Cordyceps militaris hay còn gọi là nhộng trùng thảo (NTT) có đặc điểm bổ dưỡng, có khả năng sinh ra một số chất tương tự như ở trong ĐTHT với khả năng chống ung thư, kích thích miễn dịch… Từ đó, người ta đầu tư nghiên cứu và trồng Cordyceps militaris vì loài này dễ trồng, có khả năng hình thành quả thể trong điều kiện nhân tạo.

Bên cạnh đó, người ta đã nuôi cấy thành công một loài khác có tên Cordyceps takaomotana, còn gọi là bông tuyết trùng thảo hay ĐTHT tằm dâu (vì trong quá trình phát triển, quả thể nấm thường có một lớp bụi bào tử dạng bột màu trắng bám ở bên trên bề mặt).

“Với ĐTHT, cho tới ngày nay việc trồng cho ra quả thể giống như thiên nhiên trên thế giới vẫn chưa ai có thể làm thành công, mà chỉ có thể nuôi thu sinh khối trong môi trường dung dịch hoặc môi trường xốp. Chúng tôi đã thành công trong việc nuôi sinh khối và sản phẩm có các tính chất tương tự như ĐTHT tự nhiên”- TS Nguyên nói. 


Có thể bạn quan tâm

Thành Phố Sa Đéc Tích Cực Chuẩn Bị Tái Đàn Heo Sau Tết Thành Phố Sa Đéc Tích Cực Chuẩn Bị Tái Đàn Heo Sau Tết

Hiện tại, giá heo hơi dao động từ 4,7 - 4,8 triệu đồng/1 tạ; heo con cũng đang ở mức giá thấp, dao động từ 90 - 100 ngàn đồng/kg, với mức giá này thì người nuôi có lãi từ 500 ngàn - 600 ngàn đồng/tạ. Cận Tết Nguyên đán vừa qua, giá heo hơi có lúc lên đến 4,9 triệu đồng/tạ, tuy không bằng cùng kỳ năm 2014 nhưng nhờ giá thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trị bệnh ổn định nên người chăn nuôi hết sức phấn khởi.

06/03/2015
Phát Hiện Hàng Ngàn Kg Phân Bón Không Rõ Nguồn Gốc Phát Hiện Hàng Ngàn Kg Phân Bón Không Rõ Nguồn Gốc

Ngày 4/3/2015, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Đồng Tháp phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường cùng Công an địa phương tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh phân bón do Lưu Quốc Trung (SN 1979, ngụ 175A, Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) làm chủ cơ sở.

06/03/2015
Nông Dân Thu Hoạch Dứt Điểm 588 Ha Tôm Càng Xanh Nông Dân Thu Hoạch Dứt Điểm 588 Ha Tôm Càng Xanh

Đến nay, có 15 hộ ở xã Phú Thọ, Phú Thành B và TT.Tràm Chim đã thả nuôi được 46,8 ha tôm càng xanh. Đàn tôm đạt từ 30 đến 60 ngày tuổi và đang phát triển tốt.

06/03/2015
Triển Vọng Mới Từ Làng Nghề Làm Bột Gạo Sa Đéc Triển Vọng Mới Từ Làng Nghề Làm Bột Gạo Sa Đéc

TP.Sa Đéc không chỉ nổi tiếng với nghề trồng hoa kiểng, chế biến gạo xuất khẩu mà còn khá nổi tiếng với làng nghề làm bột gạo. Nghề làm bột gạo Sa Đéc được hình thành và phát triển từ nửa thế kỉ nay, do nguồn nước ngọt quanh năm, thổ nhưỡng, thời tiết phù hợp nên sản phẩm bột gạo ở đây có những giá trị riêng, khó có nơi nào sánh kịp.

06/03/2015
Giá Lúa Có Chiều Hướng Trái Chiều Sau Khi Chính Phủ Triển Khai Thu Mua Tạm Trữ Giá Lúa Có Chiều Hướng Trái Chiều Sau Khi Chính Phủ Triển Khai Thu Mua Tạm Trữ

Doanh nghiệp thu mua lúa ở Tam Nông Cụ thể, hiện giá lúa IR 50404 thương lái mua tại ruộng từ 4.450-4.500 đồng/kg, lúa hạt dài OM 4900, OM 6976 giá 4.600-4.650 đồng/kg, riêng lúa Jasmine giảm hơn trước Tết từ 250-300 đồng/kg, cụ thể lúa Jasmine tại ruộng (ngày 2/3) giá 4.700-4.800 đồng/kg. Hiện tại, các doanh nghiệp đều được phân bổ chỉ tiêu thu mua tạm trữ nên đã tăng cường số lượng thu mua.

06/03/2015