Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Kèo Trên Vuông Tôm Sản Xuất Mới

Với lợi thế là địa phương giáp biển, lại có nguồn cá giống tự nhiên nên vài năm trở lại đây, thị xã Vĩnh Châu đã phát triển nhanh mô hình nuôi cá kèo trên vuông tôm.
Đặc biệt, khi người nuôi tôm sú đang gặp khó khăn, thành công từ mô hình nuôi cá kèo trên vuông tôm mở ra hướng đi mới đầy hiệu quả cho người nuôi thủy sản...
Anh Trần Văn Sang - chuyên viên thủy sản, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Vĩnh Châu - cho biết: “Nếu như đầu những năm 2000 chỉ mới có vài hộ nuôi thì hiện nay diện tích thả nuôi cá kèo đã tăng lên trên 350 ha, rải đều tại các xã trên địa bàn. Trung bình, mỗi công (1.000 m2) người dân thả nuôi 5 - 6 kg giống, mỗi ký con giống có giá gần 7 triệu đồng với gần 3.000 con”.
Sau 4 tháng nuôi, mỗi công người nuôi có thể thu được trên 4 tấn cá thương phẩm. Do giá cá kèo thương phẩm luôn ở mức cao (trung bình từ 50.000 - 80.000 đồng/kg) nên người nuôi luôn đảm bảo có lãi từ 25 triệu đồng/công. Niên vụ 2012 này, toàn thị xã đã thu hoạch được hơn 160 ha. Theo anh Sang, chỉ cần tỷ lệ con giống sống đạt trên 50% người nuôi đảm bảo có lãi.
Do đặc tính của cá kèo là loại cá ăn trên mặt nước nên khi nuôi phải bao lưới kín ao để tránh các loại chim, cò săn mồi; đồng thời giảm được nhiệt độ mặt nước vào những ngày nắng gắt. Nhờ thức ăn nổi, việc quản lý ao nuôi rất dễ dàng. Người nuôi có thể cho cá ăn vào buổi sáng, khi lượng thức ăn dư thừa có thể vớt lại để cho ăn vào buổi chiều.
Sau những vụ nuôi tôm, người dân có thể bố trí nuôi xen một vụ cá kèo hoặc trên những ao tôm bị thất bại, người dân cũng có thể tận dụng diện tích để thả nuôi.
Ông Danh Sà Khol - ở xã Lai Hòa - là một trong những người tiên phong và thành công với mô hình mới này. Chỉ năm 2010, gia đình ông Khol đã thu được trên 10 tấn cá kèo (mỗi tấn ông bán được trên 60 triệu đồng), trừ chi phí thu lãi trên 500 triệu đồng. Đến nay, trong mỗi vụ nuôi, bên cạnh những vuông tôm, ông Khol luôn dành riêng từ 1 - 2 ao để nuôi riêng cá kèo.
Theo ông Khol, nuôi cá kèo nhẹ công chăm sóc, ít hao hụt lại dễ trúng. Nếu các vuông tôm có thất bại thì vuông nuôi cá kèo có thể giúp gỡ gạc lại vốn.
Dù nguồn giống phần lớn vẫn còn phụ thuộc từ nguồn tự nhiên, nhưng cá kèo có thể nuôi được quanh năm. Thành công từ những hộ nuôi cá kèo tiên phong mở ra một hướng nuôi mới đầy triển vọng cho “thủ phủ” thủy sản Vĩnh Châu sau những niên vụ thất bại từ con tôm...
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm nay huyện Bạch Thông gieo cấy được 1.600ha lúa. Thời điểm này cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ và làm đòng. Đây là thời kỳ rất mẫn cảm với sâu bệnh hại vì vậy huyện Bạch Thông đang chỉ đạo phòng chuyên môn, các xã thị trấn tập trung các biện pháp phòng trừ kịp thời.

5 năm về trước, thôn Bình Thành, xã Hành Nhân ( Nghĩa Hành) từng là “thủ phủ” của nghề trồng dâu nuôi tằm. Thế nhưng từ 60 hộ tham gia, đến nay, con số này đã giảm xuống chỉ còn 1/4…

Ngày 28/8, Công ty Điện lực Bình Thuận đã có văn bản thông tin công tác bảo dưỡng và thí nghiệm định kỳ lưới điện theo quy định của thông tư 32 Bộ Công thương.

Theo UBND Đắk Mil, toàn huyện hiện có trên 21.100 ha cà phê, trong đó có không ít diện tích do nhân dân trồng không theo quy hoạch, chưa chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, công nghệ thu hoạch, chế biến còn lạc hậu… nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa có văn bản khẩn gửi Thủ tướng và Bộ trưởng NN&PTNT, đề nghị có buổi đối thoại công khai vào đầu tháng 9/2014 với doanh nghiệp (DN), liên quan đến Nghị định 36 về cá tra.