Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Kèo Trên Vuông Tôm Sản Xuất Mới

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Kèo Trên Vuông Tôm Sản Xuất Mới
Ngày đăng: 08/11/2012

Với lợi thế là địa phương giáp biển, lại có nguồn cá giống tự nhiên nên vài năm trở lại đây, thị xã Vĩnh Châu đã phát triển nhanh mô hình nuôi cá kèo trên vuông tôm.

Đặc biệt, khi người nuôi tôm sú đang gặp khó khăn, thành công từ mô hình nuôi cá kèo trên vuông tôm mở ra hướng đi mới đầy hiệu quả cho người nuôi thủy sản...

Anh Trần Văn Sang - chuyên viên thủy sản, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Vĩnh Châu - cho biết: “Nếu như đầu những năm 2000 chỉ mới có vài hộ nuôi thì hiện nay diện tích thả nuôi cá kèo đã tăng lên trên 350 ha, rải đều tại các xã trên địa bàn. Trung bình, mỗi công (1.000 m2) người dân thả nuôi 5 - 6 kg giống, mỗi ký con giống có giá gần 7 triệu đồng với gần 3.000 con”.

Sau 4 tháng nuôi, mỗi công người nuôi có thể thu được trên 4 tấn cá thương phẩm. Do giá cá kèo thương phẩm luôn ở mức cao (trung bình từ 50.000 - 80.000 đồng/kg) nên người nuôi luôn đảm bảo có lãi từ 25 triệu đồng/công. Niên vụ 2012 này, toàn thị xã đã thu hoạch được hơn 160 ha. Theo anh Sang, chỉ cần tỷ lệ con giống sống đạt trên 50% người nuôi đảm bảo có lãi.

Do đặc tính của cá kèo là loại cá ăn trên mặt nước nên khi nuôi phải bao lưới kín ao để tránh các loại chim, cò săn mồi; đồng thời giảm được nhiệt độ mặt nước vào những ngày nắng gắt. Nhờ thức ăn nổi, việc quản lý ao nuôi rất dễ dàng. Người nuôi có thể cho cá ăn vào buổi sáng, khi lượng thức ăn dư thừa có thể vớt lại để cho ăn vào buổi chiều.

Sau những vụ nuôi tôm, người dân có thể bố trí nuôi xen một vụ cá kèo hoặc trên những ao tôm bị thất bại, người dân cũng có thể tận dụng diện tích để thả nuôi.

Ông Danh Sà Khol - ở xã Lai Hòa - là một trong những người tiên phong và thành công với mô hình mới này. Chỉ năm 2010, gia đình ông Khol đã thu được trên 10 tấn cá kèo (mỗi tấn ông bán được trên 60 triệu đồng), trừ chi phí thu lãi trên 500 triệu đồng. Đến nay, trong mỗi vụ nuôi, bên cạnh những vuông tôm, ông Khol luôn dành riêng từ 1 - 2 ao để nuôi riêng cá kèo.

Theo ông Khol, nuôi cá kèo nhẹ công chăm sóc, ít hao hụt lại dễ trúng. Nếu các vuông tôm có thất bại thì vuông nuôi cá kèo có thể giúp gỡ gạc lại vốn.

Dù nguồn giống phần lớn vẫn còn phụ thuộc từ nguồn tự nhiên, nhưng cá kèo có thể nuôi được quanh năm. Thành công từ những hộ nuôi cá kèo tiên phong mở ra một hướng nuôi mới đầy triển vọng cho “thủ phủ” thủy sản Vĩnh Châu sau những niên vụ thất bại từ con tôm...


Có thể bạn quan tâm

Ngành Chăn Nuôi Thua Trên Sân Nhà Ngành Chăn Nuôi Thua Trên Sân Nhà

Sản xuất nhỏ lẻ, năng suất thấp nhưng chi phí cao đã khiến ngành chăn nuôi dễ bị tổn thương. Theo nhiều chuyên gia, nếu Nhà nước không có hành động quyết liệt thì ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nguy cơ “thua trên sân nhà”.

21/01/2014
Bắc Ninh Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm Bắc Ninh Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm

Dịch cúm gia cầm xuất hiện chủ yếu trên đàn vịt có quy mô lớn của các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn 4 huyện, thị xã… của Bắc Ninh.

21/01/2014
Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Và Thân Thiện Với Môi Trường Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Và Thân Thiện Với Môi Trường

Mô hình chăn nuôi heo và gà trên đệm lót sinh học mà bà con nông dân xã Bình Ba (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) áp dụng đã hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Đây là phương pháp sử dụng chế phẩm Balasa N01 (dùng để khử độc, mùi hôi phát sinh từ chất thải chăn nuôi) kết hợp với mùn cưa, trấu, hoặc bột bắp… tạo ra quần thể vi sinh xử lý chất thải của vật nuôi, hạn chế mầm bệnh.

21/01/2014
Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trâu Thương Phẩm Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trâu Thương Phẩm

Gần giáp Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Văn Định, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) lại có nguồn thu lớn từ đàn trâu chuẩn bị xuất chuồng. Năm nay giá bán trâu vẫn duy trì ở mức 30 triệu đồng/1 con, trừ chi phí đàn trâu mang lại nguồn lợi cho gia đình trên 100 triệu đồng.

21/01/2014
Đã Có 11 Khu Bảo Vệ Thuỷ Sản Trên Hệ Đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai Đã Có 11 Khu Bảo Vệ Thuỷ Sản Trên Hệ Đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai

Tỉnh từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh đã cho thành lập 11 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích gần 350, chiếm khoảng 1,5% diện tích đầm phá. Nền tảng để duy trì các khu bảo vệ thủy sản này chủ yếu dựa vào cộng đồng, gắn trách nhiệm quản lý, bảo vệ và hưởng lợi của người dân.

22/01/2014