Bỏ Phố Về Quê Làm Rau Sạch

Sau ba năm cùng gia đình rời thành phố ồn ào, náo nhiệt về chốn miền quê làm rau sạch với hy vọng thoát nghèo, nhờ biết xác định đúng đối tượng cây, con cũng như biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên đến nay, anh Khống Phúc Vịnh (phường Phước Hải, TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã khá thành công với mô hình này.
Khi đến xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) toàn là đất cát, nghèo chất dinh dưỡng, không có nước tưới tiêu cho cây trồng, vất vả đè nặng lên bờ vai của người trụ cột trong gia gia đình.
Việc trước tiên, anh mua 5.000m2 đất, trong đó dành 2.500m2 để trồng 150 cây dừa xiêm, 2.500m2 đất còn lại trồng 50 luống rau sạch, với nhiều loại rau như rau cải ngọt, cải đắng, ngò (rau mùi), mồng tơi, hành lá, mướp, rau muống…
Để có nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, tưới tiêu cho vườn rau và lấy nước uống cho gia súc, gia cầm, anh đã khoan hai giếng khoan.
Theo cách làm của anh, anh phải phun thuốc cách thời điểm thu hoạch từ 7 – 10 ngày. Khi xuống giống phải dùng lưới che chắn tạo được độ mát cho cây con sinh trưởng phát triển khoảng 10 ngày sau tháo ra, xới đất bón phân cho cây. Còn vào mùa nắng nhất là tháng 2 đến tháng 5 (âm lịch) phải thường xuyên phun nước, hiện tại thời tiết tại địa phương rất nóng nên anh phải phun nước 3 lần/ngày. Phun nước đúng thời điểm giúp cho lá rau không bị hỏng hoặc úa, sáng phun lúc 6 giờ, trưa 10 giờ và phun lần còn lại từ 1,5 – 2 giờ chiều.
Anh cho biết, trồng rau nhanh cho thu hoạch, sau thời gian trồng từ 25 đến 30 ngày, gia đình hái rau bán. Mỗi tháng anh thu trung bình 15 triệu đồng, sau khi trừ chi phí anh thu lãi 7,5 triệu đồng/tháng, có lúc cao điểm thu lãi 10 triệu đồng. Nhờ có đầu ra tại chợ Thành (Khánh Hòa) nên gia đình anh không lo, sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó.
Nhờ làm rau sạch từ năm 2011 đến năm 2013 mà anh tích góp mua được 3 con bò sinh sản, 10 con lợn lớn nhỏ và trồng được 5 sào (5.000m2) ruộng lúa 2 vụ, chiếc xe gắn máy và đồ dùng sinh hoạt mới tinh trong gia đình anh cũng vừa mua.
Nguồn phân bò được anh tận dụng để bón cho rau nên tiết kiệm được chi phí mua phân bón. Vườn dừa xiêm của gia đình anh đang thu hoạch lứa đầu tiên từ 30 - 40 quả, dự kiến năm sau cho thu nhập hàng trăm quả dừa này sẽ có nguồn thu nhập thêm trong gia đình. Tính nhẩm, tổng thu nhập hiện nay cả vườn rau sạch, cây ăn trái, bò, lợn, gà, vịt thu về gần 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Với những kinh nghiệm đã tích lũy được, anh Vịnh sẵn sàng hướng dẫn, tư vấn cho những nông dân nào có nhu cầu học tập theo phương thức rau sạch này.
Ông Đặng Ngọc Trung - Chủ tịch hội nông dân xã Suối Tiên cho biết, mô hình trồng rau sạch hàng năm được hội tổ chức lớp học thường xuyên, phổ biến nhiều kiến thức sâu rộng và thực tế cho từng hộ nông dân. Trồng rau sạch đem lại nguồn thu nhập cao gấp 2 lần so với trồng lúa nước, mô hình trồng rau tương đối dễ, thời gian thu hoạch nhanh, nguồn thu ổn định. Nông dân Khống Phúc Vịnh rất năng động, hội đang đề xuất vào danh sách nông dân sản xuất giỏi với chương trình trồng rau sạch.
Có thể bạn quan tâm

“Con đường để bảo vệ và phát triển vốn rừng tốt nhất, bền vững nhất là phải dựa vào người dân” - ông Nguyễn Văn Bừng – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thuận Châu (Sơn La) nói.

Một năm một vụ ngô và cả chi tiêu của gia đình đều trông vào vụ ngô đó. Giá ngô hiện tại khoảng 5.000 đồng/kg, nhà nào thu được 1 tấn ngô đã là nhiều, quy ra tiền cũng chỉ 5 triệu đồng. Khó có thể nói số tiền đó đủ để chi tiêu trong một năm.

Những ngày qua, hầu hết tàu câu cá ngừ đại dương đánh bắt xa bờ trong tháng 9-2015 về cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đều “trúng” lớn.

Tại các tỉnh Khánh Hòa và Bình Định, thương lái đang ồ ạt thu mua cau non với giá cao rồi bán sang Trung Quốc
Cuối tháng 7 âm lịch, khi những ruộng lúa hè thu được thu hoạch chỉ còn trơ gốc rạ cũng là lúc các xe tải khắp nơi chở vịt đổ về các cánh đồng “dựng lều cắm trại” bắt đầu một mùa vịt chạy đồng mới.