Trao Chứng Nhận GlobalGAP Cho HTX Nông Nghiệp Và Dịch Vụ Thành Đông

Sáng 11/3/2014, Cơ quan chứng nhận Công ty Control Union đã trao giấy chứng nhận GlobalGAP (tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, an toàn và truy nguyên nguồn gốc) cho Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ Thành Đông (xã Thành Đông, Bình Tân, Vĩnh Long - ảnh), chuyên sản xuất và tiêu thụ khoai lang tím Nhật.
HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Thành Đông sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP từ năm 2011 với 9 xã viên tham gia. Quá trình thực hiện, xã viên được hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn cho người sản xuất và môi trường.
Kết quả, so truyền thống, sản xuất theo GlobalGAP chi phí thấp hơn khoảng 45%, năng suất cao hơn 2,28tấn/ha, doanh thu và lợi nhuận cao hơn từ 46- 57 triệu đồng/ha/năm.
Trước đó, HTX Chôm chôm Java Tân Khánh (xã Tích Thiện- Trà Ôn) và HTX Chôm chôm Bình Hoà Phước (xã Bình Hoà Phước- Long Hồ) cũng đạt chứng nhận GlobalGAP. Đây là 3 HTX đầu tiên của tỉnh đạt chứng nhận này với sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam thực hiện từ năm 2011- 2014, với tổng kinh phí 882 triệu đồng. Mỗi chứng nhận có thời hạn là 1 năm.
Trong quá trình thực hành GlobalGAP, 3 HTX này đã cung ứng cho thị trường hơn 1.300 tấn chôm Java và 750 tấn khoai lang an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Trần Thị Mỹ Hạnh- Phó Bộ môn Bảo vệ thực vật- Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, chủ nhiệm đề tài, khó khăn hiện nay là chưa có đầu ra ổn định, sâu bệnh diễn biến phức tạp. Vì vây, để mở rộng mô hình rất cần hỗ trợ từ nhiều phía, đặc biệt có kế hoạch hỗ trợ ban chủ nhiệm quản lý và sử dụng giấy chứng nhận hợp lý.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 7.6, tại TP.Quy Nhơn, Bình Định, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) phối hợp với Sở NNPTNT Bình Định tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và tưới tiết kiệm nước cho lúa hè thu cho các tỉnh khu vực miền Trung.

Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong lĩnh vực thủy sản hiện là 20 - 25% đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với việc nghiên cứu công nghệ bảo quản cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền cho ngư dân. Bên cạnh đó, ngư dân cũng rất cần được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch.

“Mấy tháng qua, gần 100.000 con lươn giống lút chút như thế này đã được “xuất ngoại” sang Nhật Bản rồi đấy!”. Vừa vớt những con lươn bột nhỏ xíu trong thau lên, kỹ sư Đoàn Kim Sơn, giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, vừa trò chuyện. Bên cạnh công việc của một người thầy, kỹ sư Sơn còn là chủ trang trại Sơn Ca 1 (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và Sơn Ca 2 (huyện Hóc Môn, TP HCM).

Trong đó yêu cầu các địa phương tập trung nguồn nhân lực, máy móc khẩn trương thu hoạch lúa đông xuân 2012 - 2013 theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng", thu hoạch đến đâu làm đất tới đó.

Viện nghiên cứu nông nghiệp Chile (INIA) cho biết đang hỗ trợ Việt Nam trồng cây diêm mạch, loại lương thực được mệnh danh là "hạt vàng" bởi giá trị dinh dưỡng cao.