Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Đổi Đời Từ Vèo Cá Lóc

Nông Dân Đổi Đời Từ Vèo Cá Lóc
Ngày đăng: 20/05/2014

Bắt đầu với số vốn khiêm tốn để mua con giống và làm vèo - lồng nuôi từ lưới hoặc túi nylon, nông dân có thể thu lãi cả chục triệu đồng từ cá lóc.

Phó Thủ tướng: Việt Nam có thể làm giàu bằng nông nghiệp / Lãi trăm triệu vào mùa lũ nhờ tôm càng xanh

Nuôi cá lóc (cá quả hay cá chuối) trong vèo không cần diện tích lớn, chỉ đòi hỏi khoảng chục mét vuông mặt nước. Diện tích nhỏ như vậy có thể tận dụng ven bờ các con kênh, rạch hay ngăn một góc ao. Cá lóc nuôi trong vèo được ăn cá tạp, ốc, hến nên thịt chắc và ngon như cá sống môi trường tự nhiên, hoàn toàn không có thuốc hoá học, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Đặng Văn Kiệt ở ấp Thạnh An 3 (xã Thạnh Thới Thuận, Trần Đề, Sóc Trăng), là người đầu tiên nuôi cá lóc trong vèo và được nhiều người dân nơi đây học theo. Trước, cuộc sống gia đình ông Kiệt rất khó khăn vì không có ruộng đất sản xuất. Khi biết được hình thức nuôi cá lóc trong vèo, ông đi tìm thầy học.

Sau đó, ông quyết định vay vốn ngân hàng hơn 10 triệu đồng, làm vèo bằng lưới nylon, quây 9m2 mặt nước, thả 1.000 con cá giống. Nuôi gần 4 tháng, khoảng 3 con đạt một kg với giá bán 45.000 đồng. Tổng cộng, ông Kiệt lãi được 8 triệu đồng từ lứa đầu tiên.

Hiện nay, ở xã Thạnh Thới Thuận có rất nhiều người nuôi cá lóc trong vèo. Những người ít đất hoặc không có đất, tận dụng kênh rạch với sự cần cù là có được thu nhập khá. Cá lóc nuôi trong vèo sạch nên có giá cao, thường hút hang.


Có thể bạn quan tâm

Trung tâm khuyến nông Bình Dương tập huấn kỹ thuật thâm canh cây điều cho nông dân Trung tâm khuyến nông Bình Dương tập huấn kỹ thuật thâm canh cây điều cho nông dân

Ngày 6-8, Trung tâm Khuyến nông Bình Dương phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây điều (Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam) và Hội Nông dân xã An Bình (Phú Giáo) tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh cây điều cho 20 hộ nông dân thuộc mô hình cải tạo, thâm canh điều bền vững.

10/08/2015
Kinh nghiệm trồng bí xanh trái vụ ở Diễn Lộc Kinh nghiệm trồng bí xanh trái vụ ở Diễn Lộc

Vụ hè thu 2015, một số bà con nông dân ở xã Diễn Lộc đã mạnh dạn đầu tư trồng cây bí xanh (trồng bí trái vụ). Quả bí xanh đã trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.

10/08/2015
Vua lúa giống Óc Eo Vua lúa giống Óc Eo

Từ một gia đình nông dân (ND) “chỉ lo đủ gạo ăn” ở vùng “khỉ ho cò gáy” tận Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), vợ chồng Nguyễn Quốc Hùng đã vươn lên thành “Vua lúa” với trang trại sản xuất lúa giống qui mô lớn.

10/08/2015
Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm chè Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm chè

Đó là một trong những nội dung tại văn bản vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành gửi Sở NN-PTNT và các địa phương có trồng cây chè trong tỉnh.

10/08/2015
Bỏ hàng loạt phí, lệ phí thú y Bỏ hàng loạt phí, lệ phí thú y

Việc cuối tuần qua Bộ Tài chính loan báo cắt bỏ 13 loại phí, lệ phí thú y vốn đổ lên đầu các sản phẩm chăn nuôi đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các DN cũng như người chăn nuôi cả nước.

10/08/2015