Trang trại đồi rừng đem lại 500 triệu đồng/năm

Năm 1986, ông Đồng xuất ngũ trở về quê làm kinh tế. Cuộc sống của cả gia đình chỉ dựa vào vài sào lúa, năm được năm mất nên vô cùng khó khăn. Theo chủ trương của Nhà nước, ông quyết định dắt vợ con vào rừng khai hoang, lập nghiệp.
Vợ chồng ông làm đêm làm ngày, khai khẩn được 6ha đất để trồng trọt, đào ao thả cá, chăn nuôi lợn, gà. Diện tích đất đồi liên tục được ông khai hoang và trồng mía đường, keo lai. Ban đầu vốn ít lại “non” kinh nghiệm, ông Đồng chỉ dám chăn nuôi nhỏ lẻ. “Tôi thấy, làm việc gì cũng cần kiên trì. Tôi tìm đến một số hộ chăn nuôi lớn trong vùng để học hỏi. Rồi tôi tìm kiếm sách báo về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Có kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm, tôi liền áp dụng vào trang trại của gia đình và thành công…”- ông Đồng nhớ lại.
Có lãi, ông Đồng mở rộng quy mô, tăng thêm số lượng gà trong đàn và số lứa nuôi trong năm. Thời điểm ông Đồng nuôi nhiều nhất lên tới gần 3.000 con gà/lứa, năm 4 lứa. Nuôi gà thành công, ông Đồng có điều kiện đầu tư mua 10 con lợn nái hướng nạc về nuôi để chủ động con giống. Từ chăn nuôi lợn, gà, mỗi năm ông có khoản lãi ròng 100 triệu đồng. Đấy là chưa kể nguồn thu từ việc xuất bán hơn 40 tấn mía nguyên liệu mỗi năm và dự kiến 10ha keo lai sẽ cho thu nhập hơn nửa tỷ đồng trong thời gian sắp tới.
Ông Lê Xuân Bản – Chủ tịch Hội ND xã Nghĩa Lộc cho biết: “Đến nay nhiều bà con đã theo gương ông Đồng vào khu kinh tế mới lập nghiệp. Vì vậy, đất lâm nghiệp của địa phương được bà con khai thác hiệu quả, không còn hiện tượng bỏ hoang như nhiều năm về trước”.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, năng suất quả su su Sa Pa đạt khoảng 55 đến 58 tấn/ha, trong khi đó, năm 2014 năng suất đạt 60 tấn/ha.

Đó cũng là nhận định của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA). Bởi theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu (XK) khoảng 100 ngàn tấn tiêu, sản lượng hồ tiêu trong nông dân và doanh nghiệp cất trữ chỉ còn khoảng 30 ngàn tấn.
Sau hơn 2 năm đưa cây gừng lên với bà con nông dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) theo Dự án 3PAD với mục tiêu thiết lập mô hình phát triển nông lâm nghiệp bền vững.

Hiện nay, nhu cầu rau an toàn (RAT) của người tiêu dùng rất lớn. Tuy nhiên, người trồng RAT trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ, rất cần sự hỗ trợ từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương.

Sau khi thuế xuất khẩu mặt hàng sắn về 0% từ 5/9, mặt hàng này đã trở thành nông sản xuất khẩu có giá trị tăng mạnh nhất trong 9 tháng vừa qua.