Ngư dân Quỳnh Lưu được mùa cá hố

Có mặt tại cảng Lạch Quèn vào thời điểm các phương tiện tàu thuyền vừa đánh bắt ở ngoài khơi xã về. Từng dòng người, xe cộ tấp nập ra vào bến để vận chuyển thu mua hải sản.
Anh Hồ Sư Dự - chủ phương tiện tàu cá NA 90328TS ở xã Quỳnh Nghĩa cho biết, tàu cá của anh ra khơi đánh bắt trong thời gian 10 ngày đã thu về hơn 15 tấn cá hố và cá bạc má. So với các chuyến đi khác, chuyến đi này tàu cá của anh đánh bắt được nhiều hơn. Trừ các khoản chi phí, mỗi thuyền viên trên tàu cũng được 6 triệu đồng/người.
Cùng với niềm vui được mùa đánh bắt, nhiều tàu cá của ngư dân xã Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa cũng đang khẩn trương vận chuyển hải sản trên khoang tàu xuống bến để thương lái đến thu mua. Hiện tại, cá hố được thương lái thu mua 80 nghìn/kg, cá bạc má 30 đến 40 nghìn/kg.
Chị Nguyễn Thị Hương - một thương lái thu mua hải sản cho biết: Đợt này, tàu cá của ngư dân đánh bắt được hơn mọi khi, nhất là cá hố. Chúng tôi phải huy động 3 xe ô tô để vận chuyển tiêu thụ cho kịp.
Được mùa cá, ngư dân tiếp tục chuẩn bị nguyên vật liệu, nhu yếu phẩm cho chuyến ra khơi mong gặp nhiều may mắn, tôm cá đầy khoang.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) có phong trào trồng chuối tây tại các thửa đất đồi bạc màu cho thu nhập cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Từ đầu năm 2014 đến nay, sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều khởi sắc trở lại, đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài với các doanh nghiệp ở Quảng Ngãi ngày càng nhiều hơn, giúp cho ngành gỗ ở Quảng Ngãi phục hồi sản xuất.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, 1 ha quýt đường hiện cho thu nhập gấp nhiều lần so trồng điều hoặc cao su. Tuy nhiên, trồng quýt đường đòi hỏi có sự am hiểu về loại cây này. Trồng 1 ha, tiền đầu tư giống, phân bón, công chăm sóc khoảng 30-40 triệu đồng.

Vừa qua, tàu vỏ composite câu cá ngừ đại dương của Công ty Yanmar (Nhật Bản) đặt hàng thử nghiệm cho ngư dân Việt Nam đã chính thức hạ thủy. Liệu đã đến lúc, tàu vỏ composite khẳng định vị thế.

Từ thực tế nhiều gia đình thiếu vốn, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, 22 hộ dân ở thôn 8 xã Nhân Đạo (Đắk R’lấp) đã thành lập Tổ giúp nhau phát triển kinh tế. Qua nhiều năm hoạt động, tổ thực sự đã là chỗ dựa tin cậy cho các tổ viên trong việc xóa đói giảm nghèo, làm giàu bền vững trên chính mảnh đất của mình.