Trái Trúc Bảy Núi Đắt Hàng

Trái trúc là loại cây sống ở vùng đồi núi cùng họ với chanh, trái có vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu.
Trái trúc xem là loại đặc sản ở vùng Bảy Núi – An Giang, được trồng nhiều ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Hiện đang bước vào đầu mùa nên giá bán trái trúc rất cao từ 100.000 -120.000 đ/kg, cao gấp nhiều lần so với giá chanh, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Thời điểm nghịch vụ, vào những tháng nắng giá lên 130.000 -140.000 đ/kg.
Trái trúc là loại cây sống ở vùng đồi núi cùng họ với chanh, trái có vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu. Thông thường trồng cây trúc từ 5-8 năm mới cho trái, một năm cho trái 1 lần vào mùa mưa, năng suất rất thấp khoảng 150-200 trái/cây, bình quân khoảng 8-10 trái/kg.
Ông Chau Seul, ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn trồng 30 gốc trúc đang thu hoạch trái cho biết: Cây rất dễ trồng, không cần chăm sóc cây vẫn phát triển tốt, bình quân một cây cho thu nhập gần 2 triệu đồng, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn – An Giang, hiện nay cây trúc đang được xem là cây trồng thích hợp trong thời kỳ biến đổi khí hậu, vì thích nghi tốt ở nhiệt độ cao, khô hạn ở vùng đồi núi. Đây cũng là cây được nhiều Cty ở TP.HCM và Đồng Tháp đến xin bao tiêu cung cấp lá và trái để chế xuất làm dược lieu.
Có thể bạn quan tâm

“Không chỉ nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động của Hội Cựu chiến binh mà đồng chí Thào A Của còn là tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm, giúp đỡ người dân xóa đói giảm nghèo, được nhiều người trong xã, huyện học tập làm theo”. Đó là nhận xét của ông Mạ Pố Chừ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Mường Nhé khi nói về cựu chiến binh Thào A Của.

Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.

Theo ông Huỳnh Thanh Bá, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương cho biết: “Hiện tại, nhu cầu từ phía khách hàng Hàn Quốc rất lớn, vì vậy từ đây đến tháng 2 âm lịch, HTX sẽ bao tiêu xoài cát chu cho bà con mức giá 25 ngàn đồng/kg, loại 4 trái/kg. Hiện HTX đã tìm được các đối tác thu mua xoài ghép cho bà con với mức giá cao, ổn định. HTX đang tiến hành thông tin đến các xã trong huyện để bà con nhà vườn thực hiện bao trái, nắm số lượng và thông tin cho khách hàng”.

Cá tầm đã được nuôi ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng với tỉnh Quảng Ngãi thì đây là mô hình đầu tiên được nuôi tại huyện miền núi Sơn Tây. Mô hình do Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây thực hiện và được kỳ vọng sẽ mở ra triển vọng về một giống vật nuôi mới mang lại nhiều thay đổi hữu ích cho cuộc sống người dân.

Chỉ vào đàn heo sữa 14 con vừa được 32 ngày tuổi, bà Nguyễn Thị Xanh ở xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) cho biết: “Mấy hôm nay thương lái cứ ra vào ngắm heo, rồi hỏi mua với giá 750.000 đồng/con nhưng tôi chưa chịu bán. Tôi tính để thêm một tuần nữa, thế nào nó cũng được trên 800 ngàn đồng/con”.