Làm Giàu Từ Ươm Giống Cây Trồng

Trong những năm gần đây nghề ươm giống cây lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân ở xã Tân Hương, Tân Kỳ, Nghệ An.
Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, nguồn thu từ nghề này trong toàn xã lên tới 2,5 tỷ đồng. Với nguồn thu nhập đó đã giúp bà con nông dân ở xã Tân Hương không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng.
![]() |
Trại ươm cây giống - ảnh tử liệu (2lua.vn) |
Gia đình chị Nguyễn Thị Hồng ở xóm 6, xã Tân Hương tham gia nghề ươm giống cây lâm nghiệp từ năm 2008. Hàng năm gia đình chị duy trì vườn ươm trên diện tích 2 sào với hơn 2 vạn cây giống các loại như keo ghép cành, xoan đâu, mỡ, lát hoa...
Nhờ được đầu tư chăm bón đúng quy trình kỹ thuật, nên vườn ươm của gia đình chị luôn phát triển tốt. Cây giống có chất lượng nên đã thu hút được đông đảo khách hàng từ nhiều địa phương đến mua.
Nếu giá thị trường như hiện nay là 150 đồng/cây giống, thì mỗi năm gia đình chị thu về 300 triệu đồng, trừ các khoản chi phí còn lãi ròng hơn 150 triệu đồng.
Cũng như gia đình chị Nguyễn Thị Hồng, hiện nay nhiều bà con ở xã Tân Hương đã vươn lên thoát nghèo nhờ nghề ươm giống cây lâm nghiệp. Bởi nghề này chi phí đầu vào thấp, công chăm bón ít mà đem lại lợi nhuận cao.
Trên diện tích 1m2 đất, có thể đặt được 600 đến 650 bầu cây giống, mỗi năm có thể ươm từ hai đến ba vụ. Theo đánh giá của ngành chức năng xã Tân Hương, mỗi ha cây giống sẽ cho nguồn thu nhập trên 500 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều lần so với trồng các loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích.
Hiện tại toàn xã có 675 hộ gia đình tham gia, tập trung chủ yếu xóm 3, xóm 5, xóm 6, xóm 7, với diện tích vườn ươm lên đến 10ha, trong đó có 62 hộ đã tham gia vào hợp tác xã dịch vụ sản xuất giống cây lâm nghiệp Tân Hương.
Thị trường tiêu thụ giống cây lâm nghiệp rất ổn định, hiện nay không chỉ được xuất bán trong tỉnh mà còn được cung ứng tới các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh...
Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, nghề ươm cây giống ở Tân Hương đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân, từ đó giúp họ thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Có thể bạn quan tâm

Trạm Khuyến nông huyện Lục Nam (Bắc Giang) đang triển khai mô hình nuôi gà Đông Tảo thương phẩm cho 10 hộ dân thuộc các xã Tam Dị, Chu Điện, Phương Sơn với tổng kinh phí 90 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện.

Trong chăn nuôi, khâu tiêu thụ đóng vai trò lớn đối với lợi nhuận mang lại cho nông dân. Tuy nhiên, đặc thù lĩnh vực này ở nước ta là hầu hết có quy mô nhỏ lẻ, manh mún dẫn tới chi phí giao dịch cao. Người nông dân chỉ được hưởng lợi nhuận (nếu có) một phần rất nhỏ...

Ông Hà Thanh Lâm, Phó Trạm trưởng Trạm Thú y thành phố Kon Tum cho biết, nhờ phát hiện sớm và triển khai các biện pháp nghiệp vụ, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã ngăn chặn kịp thời ổ dịch lở mồm long móng ở đàn bò của 2 hộ gia đình trên địa bàn thôn Đăk Led, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum. Hiện đàn bò gồm 8 con mắc dịch lở mồm long móng đã được chữa trị và đã ăn uống bình thường.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tính đến tháng 7-2015, trên địa bàn tỉnh có 13.131 con trâu (giảm 6,41% so với cùng kỳ năm trước); 26.359 con bò (giảm 11,23%); 280.670 con heo (tăng 0,16%) và 3.624 ngàn con gia cầm (tăng 5,32%).

Hội đồng Khoa học và Công nghệ Hậu Giang vừa tổ chức xét duyệt dự án “Ứng dụng công nghệ đực hóa cá rô phi bằng phương pháp ngâm trong nước có pha hormone 17alpha-Methyltestosterone”.