Trái ô ma ngọt thanh cơm bùi hiếm dần ở vùng quê

Chục năm về trước, không chỉ vùng quê của Quảng Ngãi trồng ô ma, mà nó còn phổ biến đến mức "10 nhà thì có đến 5-7 nhà" có trồng loại cây này. Trái ô ma còn có một tên gọi phổ biến khác là trái trứng gà.
Theo lời giải thích của người dân là do phần cơm của nó có màu giống như lòng của trứng gà nên mới gọi như vậy.
Sở dĩ nó được trồng nhiều là bởi đây là loại cây vừa cho bóng mát, vừa cho quả và đặc biệt “cắm” chỗ nào cũng sống mà không cần bất kỳ sự chăm sóc nào - ông Nguyễn Hải (49 tuổi, xã Hành Nhân, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) giải thích.
Cây ô ma trồng ở Quảng Ngãi gồm hai loại: Cây có trái mang hình dáng thon dài và loại trái tròn giống như vú sữa, chỉ khác phía dưới bụng có thêm núm nhỏ.
Trái ô ma có kích cỡ to bằng nắm tay người lớn, khi non, sống có màu xanh, chín có màu vàng; với phần vỏ bao bọc bên ngoài mỏng hơn tờ giấy.
Phần thịt bên trong rất dày và bao bọc lấy hột có màu sẫm to như ngón chân.
Dù là cơm bùi, tơi hay ướt và dính thì trái ô ma rất nhiều bột và đều cho vị ngọt thanh.
Ông Trần Lê Bình (54 tuổi, xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ,Quảng Ngãi) nhớ lại: Vào những năm của thập kỉ 80-90, cứ mỗi lần tan học trở về, bụng "lép kẹp" mà chưa có cơm ăn là quẳng vội vở lên bàn rồi chạy ra sau vườn, trèo lên cây ô ma tìm hái 1-2 quả chín ăn để chống đói.
Cây ô ma nếu trồng bằng hình thức cành ghép, chiết thì chỉ khoảng 1 năm sẽ cho trái; còn nếu là cây con thì phải mất nhiều thời gian hơn.
Cây ô ma có chiều cao trung bình từ 3-5m.
Ô ma ra trái quanh năm, thế nhưng rộ nhất là vào mùa hè.
Tùy thời gian được trồng bao lâu mà số lượng trái thu hoạch khác nhau.
Ít thì 50-70, nhiều thì lên đến hàng trăm trái.
Cá biệt có những cây được trồng lâu năm, cao từ 7-10m, tán phủ rộng 5-6m thì lượng trái hái phải tính bằng gánh mới hết.
Tuy nhiên những năm gần đây, vì nhiều lý do khác nhau: Giá trị kinh tế mang lại không cao bằng những loại cây trồng khác; đến mùa thu hoạch nếu không hái kịp thì trái rơi rụng xuống đầy sân vườn gây bẩn...
Vì vậy cây ô ma bị người dân chặt bỏ, trở thành của hiếm ở các vùng quê.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các ban ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên, nhiều hộ nông dân ở xã Thanh Chăn huyện Điện Biên đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung đầu tư phát triển kinh tế trang trại vườn rừng, xóa được đói nghèo từng bước vươn lên làm giàu.

Ếch Thái Lan dễ nuôi, nông dân có thể tận dụng diện tích mặt nước của ao, hồ hoặc những khoảng đất trống trong vườn để đầu tư nuôi ếch theo phương pháp công nghiệp, tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, do giá cả thức ăn ngày càng tăng cao, trong khi giá ếch thương phẩm bán vào vụ thuận không cao nên nông dân thu lãi ít, thậm chí thua lỗ. Điều này đã làm cho nhiều hộ nông dân từ bỏ việc nuôi ếch.

Mong muốn làm kinh tế tại quê hương, nên ngay khi địa phương có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, gia đình chị Phạm Thị Loan (xã Ngô Quyền, Tiên Lữ) đã hăng hái tham gia. Từ khoảng 2 mẫu đất ruộng, gia đình chị Loan đã cải tạo thành vườn, ao và một số dãy chuồng trại chăn nuôi.

Đã nhiều năm nay anh Nguyễn Thanh Hồng ở ấp 2, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trồng bầu bí luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao. Với 1,2 hécta bầu bí, hàng năm gia đình anh lãi 80 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Rời quê hương Thanh Hóa vào nhập cư, làm ăn sinh sống ở xã Ea Trol – 1 xã miền núi của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Với số vốn 10 triệu đồng đã vay mượn của anh em, bà con, bạn bè ở quê, ông Nguyễn Tài Khoa mua 3 ha cà phê, gọi là vốn giắt lưng ban đầu để gia đình ông bén rễ và hình thành một cuộc sống mới ở vùng đất xa xôi này.