Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ẩn Số Thanh Long Ruột Đỏ?

Ẩn Số Thanh Long Ruột Đỏ?
Ngày đăng: 02/04/2014

Diện tích cây thanh long trên địa bàn huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) hiện nay trên 180 hécta, trong đó thanh long ruột đỏ chiếm 142 hécta. Theo kế hoạch của Phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc, đến năm 2020 diện tích thanh long ruột đỏ trên toàn huyện sẽ đạt mức 1.500 hécta, rải đều trên 13 xã và thị trấn.

Thanh long ruột đỏ được đánh giá là loại nông sản cho hiệu quả kinh tế cao nên nông dân tại nhiều xã ở huyện Xuân Lộc liên tục mở rộng diện tích. Tuy vậy, đầu ra ổn định cho quả thanh long lại đang là bài toán chưa có lời giải đáp. Mỗi vụ, sản phẩm làm ra lên đến hàng trăm tấn nhưng nông dân chỉ biết trông chờ vào sức mua của thương lái.

* Bỏ điều trồng thanh long

Một trong những xã có diện tích thanh long nhiều nhất huyện Xuân Lộc là Xuân Hưng với trên 114 hécta. Tại đây, người dân đang ồ ạt chuyển đổi diện tích điều, xoài sang trồng thanh long.

Bà Lê Hoài Dương (54 tuổi, ngụ ấp 3, xã Xuân Hưng), cho biết: “Trước đây, tôi trồng 1 hécta điều nhưng do không hiệu quả nên đầu năm 2013, tôi quyết định chặt bỏ để trồng thanh long. Cây thanh long dễ trồng lại cho thu nhập cao nên không riêng gì tôi mà nhiều hộ dân trong xã cũng thi nhau chặt bỏ điều, bỏ xoài để trồng loại cây này”.

Cũng như bà Dương, ông Trần Thanh Quyền ngụ xã Xuân Hưng đã “đốn hạ” gần 1 hécta điều để thâm canh thanh long. Ông Quyền giải thích, giá điều khô chỉ khoảng từ 25-30 ngàn đồng/kg và thường xuyên mất giá nên lãi không đáng kể. Trong khi đó, giá thanh long ruột đỏ từ 50-70 ngàn đồng/kg, mỗi năm có thể thu hoạch 5-6 vụ quả nên dễ đạt thu nhập cao. Trồng thanh long có cơ hội làm giàu hơn so với trồng điều.

Mục tiêu của Phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc là nhân rộng diện tích thanh long ruột đỏ tại các xã, thị trấn trên địa bàn. Kế hoạch trong năm 2014, diện tích cây này đạt khoảng 385 hécta, đến năm 2015 đạt 1.000 hécta và năm 2020 toàn huyện sẽ có 1.500 hécta.

* Đầu ra chưa rõ ràng

Diện tích thanh long tại huyện Xuân Lộc tăng liên tục và nhiều vùng bước vào thu hoạch năm thứ 2. Năng suất quả mỗi vụ đạt bình quân từ 30-40 tấn/hécta, thậm chí có vùng đạt 50 tấn/hécta nên số lượng sản phẩm có thể lên đến hàng trăm tấn. Mặc dù vậy, đầu ra cho thanh long ruột đỏ chỉ phụ thuộc vào sức mua từ các thương lái.

Ông Nguyễn Đức Tiến, ngụ xã Xuân Hưng, cho biết: “Vườn tôi có trên 1 ngàn trụ thanh long cho quả và mỗi vụ thu hoạch gần 30 tấn. Tuy vậy, bán được hay không là nhờ thương lái thu mua. Vào mùa mưa, thanh long thường xuống giá nên có thời điểm chỉ 12 - 25 ngàn đồng/kg. Nếu xảy ra tình trạng mất giá liên tục, ứ đọng thì đành chấp nhận thua lỗ”.

Không chỉ ông Tiến mà đa số hộ dân trồng thanh long tại Xuân Lộc đều chưa có định hướng đầu ra. Bà Lê Hoài Dương cho hay, thấy các hộ dân trong vùng ăn nên làm ra nhờ thanh long nên bà cũng mạnh dạn đầu tư. Việc bán cho ai, bán đi đâu thì bà cũng chưa biết.

Bà Lê Thị Hiệp, Trưởng phòng nông nghiệp - phát triển nông thôn Xuân Lộc, cho biết: “Cây thanh long ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế cao nên chúng tôi khuyến khích người dân trồng, đặc biệt là với những vùng đất mà cây trồng khác không hiệu quả.

Đó cũng là mục tiêu nâng cao đời sống người dân để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới. Còn vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sức tiêu thụ những năm tới có thay đổi hay không, chúng tôi cũng không dám chắc”.

Không chỉ Xuân Lộc “tham vọng” với cây thanh long ruột đỏ, ở một số huyện khác trong tỉnh, nhiều nông dân cũng đang nhân rộng nhanh chóng diện tích trồng loại cây này. Một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu thanh long tại tỉnh Bình Thuận cho biết, đây là loại trái cây đòi hỏi đầu tư rất cao, đầu ra chủ yếu xuất theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc khá bấp bênh.

Theo nhiều ý kiến, cần có điều tra tổng thể chính xác diện tích, sản lượng của các tỉnh, kế đến là thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, từ đó khuyến cáo loại cây trồng nào nên phát triển và loại cây nào không nên phát triển, trước khi lên kế hoạch nhân rộng cả ngàn hécta.


Có thể bạn quan tâm

Cá Đồng Lạc Địa Phát Triển Trở Lại Cá Đồng Lạc Địa Phát Triển Trở Lại

Để khôi phục nghề nuôi cá đồng từ xưa của nông dân, năm 2002, Sở Thủy sản Bến Tre đầu tư Dự án “Phục hồi nghề nuôi cá đồng Lạc Địa” tại xã Phú Lễ (Ba Tri - Bến Tre).

27/11/2013
Hội Nghị Tổng Kết Nuôi Tôm Các Tỉnh Phía Nam Năm 2013 Hội Nghị Tổng Kết Nuôi Tôm Các Tỉnh Phía Nam Năm 2013

Năm 2013, nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng không chỉ phục hồi mà còn được mùa, được giá. Chính từ những thuận lợi này, ngành chuyên môn dự báo từ nay trở đi diện tích nuôi tôm sẽ phát triển mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm sẽ khó đảm bảo

27/11/2013
Cần Giải Thích Cá Lăng Nuôi Trong Lồng Chết Hàng Loạt Cần Giải Thích Cá Lăng Nuôi Trong Lồng Chết Hàng Loạt

Tại Đam Rông (Lâm Đồng), đầu năm 2012, dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm trong bè tại huyện Đam Rông năm 2012” đã được triển khai. Mặc dầu dự án nói rõ “nuôi cá lăng thương phẩm trong bè” (lồng) nhưng trong thực tế, 2 khu vực nuôi cá lăng đã được triển khai thực hiện đó là nuôi trong ao và nuôi trong lồng (bè). Cụ thể, ở khu vực nuôi ao, đã tiến hành thả 100 con giống cá lăng; ở khu vực nuôi lồng, 80 con giống cá lăng được thả.

27/11/2013
Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa

Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...

27/11/2013
Nuôi Bò Sữa Hướng Làm Giàu Của Nông Hộ Khmer Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Nuôi Bò Sữa Hướng Làm Giàu Của Nông Hộ Khmer Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Mỹ Xuyên là huyện có địa hình nhiều sông rạch, không xảy ra triều cường lũ lụt, có nguồn nước ngọt, nguồn cỏ và các phụ phẩm nông nghiệp dồi dào rất thuận lợi cho nghề chăn nuôi bò, bò sữa. Trong những năm qua, từ dự án nâng cao đời sống nông thôn, phong trào chăn nuôi bò sữa ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã phát triển mạnh tập trung ở các xã có đông bà con dân tộc Khmer sinh sống như: Đại Tâm, Tham Đôn, thị trấn Mỹ Xuyên, Thạnh Quới... đã góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo, nhiều gia đình nhờ nuôi bò sữa nay được thoát nghèo vươn lên khá, giàu, thu nhập mỗi năm từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.

27/11/2013