Trái Cóc Bị Rớt Giá Mạnh

Nông dân trồng cóc tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đang bước vào mùa thu hoạch trái. Nhưng nhà vườn không vui khi giá trái cóc đã giảm trên dưới 50% so với cách nay khoảng 1 tháng.
Trái cóc được nhiều tiểu thương và các vựa trái cây ở huyện Phong Điền thu mua chỉ còn 4.000-5.000 đồng/kg (đối với cóc loại 1), còn cóc loại 2, loại 3 giá chỉ 1.500-3.000 đồng/kg. Giá trái cóc giảm mạnh do gần đây nước lũ đã về, khiến nhiều nhà vườn phải tranh thủ thu hoạch và kêu bán cóc sớm để tránh bị thiệt hại do nước lũ.
Ngoài ra, thời điểm này, nhiều loại trái cây như: chôm chôm, thanh long, xoài... cũng đang vào mùa thu hoạch rộ với giá bán khá thấp, làm ảnh hưởng đến giá trái cóc, nhất là khi thời gian qua có nhiều nhà vườn đã phát triển diện tích trồng làm nguồn cung cóc trái tăng.
Theo nhiều tiểu thương kinh doanh trái cây tại TP Cần Thơ, hiện không chỉ có trái cóc mà một số loại trái cây khác như: ổi, đu đủ... cũng bị giảm giá. Hiện đu đủ bán tại vườn chỉ ở mức 5.000-6.000 đồng/kg; ổi giá: 1.500-2.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết bất thường, dịch bệnh hay xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm nên nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh Đồng Nai phải dùng thuốc kháng sinh để phòng trị bệnh. Đây chỉ là giải pháp tạm thời không được khuyến khích.

Ngày 27/11/2013, tại Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố đã tổ chức buổi họp báo "Hội thi – Triển lãm Bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh lần IV - năm 2013". Được biết, hiện nay tổng số lượng bò sữa của TP khoảng 90.000 con, với chu kỳ cho sữa trung bình hàng năm là 6000 lít/con/chu kỳ cho sữa.

Cách đây gần 10 năm, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã quy hoạch, phát triển khu chăn nuôi tập trung với diện tích hơn 50ha.

Nghi Long (Nghi Lộc - Nghệ An) là địa phương vốn có truyền thống trồng lạc thương phẩm, nhưng từ khi tham gia liên minh sản xuất và tiêu thụ lạc giống thuộc “dự án cạnh tranh nông nghiệp”, bà con ở đây không chỉ có thêm thu nhập mà mở ra hướng làm ăn mới.

Ngày 27-11, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức Hội nghị quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”. Tham dự có 70 hộ sản xuất nấm tại 5 xã, thị trấn gồm: Phấn Mễ, Động Đạt, Yên Trạch, Đu và Giang Tiên.