TPHCM Chưa Phát Hiện Vi Rút H5N1 Trên Chim Yến

Từ đầu tháng 4, Chi cục Thú y TPHCM đã lấy 60 mẫu xét nghiệm trên đàn chim yến, tất cả kết quả âm tính với vi rút H5N1. Chi cục Thú y TPHCM sẽ tiếp tục lấy mẫu trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Phước Trung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cho biết, công tác kiểm tra, giám sát việc nuôi chim yến được thực hiện thường xuyên. Từ đầu tháng 4, Chi cục Thú y TPHCM đã lấy 60 mẫu xét nghiệm, tất cả kết quả âm tính với vi rút H5N1. Chi cục Thú y TPHCM sẽ tiếp tục lấy mẫu trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Chi cục Thú y TPHCM đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tập huấn cho bà con nhận biết dấu hiệu cúm ở chim yến, cũng như thông báo cho cơ quan chức năng khi có hiện tượng chim chết không rõ nguyên nhân.
Ông Trung cho biết thêm, từ năm 2011 đến nay, Chi cục Thú y TPHCM đã lấy hơn 1.300 mẫu các loại chim cảnh, chim câu và gia cầm nhưng đều có kết quả âm tính. Về quy hoạch nuôi chim yến, theo ông Trung, hiện chỉ có huyện Cần Giờ đề xuất triển khai quy hoạch nuôi chim yến. Sở NNPTNN đang cùng với các sở, ngành liên quan nghiên cứu ban hành quy định đối với hoạt động nuôi yến, đồng thời xem xét giữa khả năng kiểm soát dịch bệnh và phát triển nuôi chim yến.
Hiện TPHCM có hơn 300 hộ nuôi chim yến, tập trung chủ yếu tại huyện Cần Giờ (219 hộ nuôi) và rải rác ở các huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh và các quận 2, 3, 9, 7... Tuy nhiên, đến nay, chỉ có 10 hộ nuôi yến tại Cần Giờ được cấp phép nuôi thử nghiệm, còn lại đều nuôi tự phát.
Đối với công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn, ông Trung cho biết, TPHCM đã xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động chống cúm H5N1 và H7N9. Sắp tới, TPHCM sẽ thành lập 3 đoàn kiểm tra để xử lý triệt để việc kinh doanh gia súc, gia cầm trái phép.
Bên cạnh đó, TPHCM sẽ triển khai quyết liệt công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển gia cầm, gia súc từ các địa phương khác vào thành phố; cũng như xử lý mạnh đối với các điểm giết mổ lậu gia súc, gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Ở vùng nông thôn, nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Văn Phúc, một hộ nuôi tôm (ấp An Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải - Bạc Liêu) nói: “Ở địa phương này, đường sá đi lại khó khăn, nên thương lái ít vào đây thu mua tôm, cua… Nếu không có người thu mua tôm, cua, người dân ở đây sẽ gặp khó khăn”.

Những ngày này, thị trấn Cao Thượng tràn ngập sắc đỏ đặc trưng của vải sớm Tân Yên. Dọc đường vào xã Phúc Hoà (nơi có diện tích vải sớm lớn nhất huyện, khoảng 350 ha) có hàng chục điểm cân vải. Nông dân chở vải từ các xã Phúc Hoà, Liên Sơn, Cao Thượng, Hợp Đức, Tân Trung…

Ông Trịnh Minh Tấn (SN 1950, ngụ tổ 7, ấp Bàu Sen, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, Tây Ninh) hiện đang nuôi 50 cặp bồ câu Pháp sinh sản dưới hình thức nhốt chuồng. Đây là mô hình chăn nuôi mới ở huyện Châu Thành đem lại thu nhập khá. Theo ông Tấn, bồ câu là giống sinh sản nhanh (ấp 18 ngày là trứng nở), ít bệnh tật, ít tốn thức ăn và công chăm sóc nhưng giá trị kinh tế lại cao.

Trước nhu cầu các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật gia tăng trong dịp hè 2013, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) vừa chỉ đạo đơn vị chức năng triển khai ngay đợt lấy mẫu rau ngót trên địa bàn Hà Nội khổ qua ở TPHCM để kiểm tra bổ sung các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.

Khoảng 1 tháng nay, bệnh lạ hoành hành trên đàn tôm khiến người nuôi tôm Vạn Ninh (Khánh Hòa) ăn ngủ không yên. Người nuôi đang hy vọng cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân và cách điều trị bệnh cho tôm.