Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp
Ngày đăng: 11/04/2013

Ông Trịnh Minh Tấn (SN 1950, ngụ tổ 7, ấp Bàu Sen, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, Tây Ninh) hiện đang nuôi 50 cặp bồ câu Pháp sinh sản dưới hình thức nhốt chuồng. Đây là mô hình chăn nuôi mới ở huyện Châu Thành đem lại thu nhập khá. Theo ông Tấn, bồ câu là giống sinh sản nhanh (ấp 18 ngày là trứng nở), ít bệnh tật, ít tốn thức ăn và công chăm sóc nhưng giá trị kinh tế lại cao.

Ông Tấn cho biết, trước đây, gia đình ông cũng chăn nuôi nhiều loại gia súc gia cầm nhưng đầu ra không ổn định, chi phí cao, nhiều rủi ro. Tìm hiểu qua mạng và được cậu con trai đưa đi tham quan một trang trại nuôi bồ câu Pháp ở Bình Dương, thấy mô hình hay, ông quyết chí làm thử.

Cuối tháng 11.2012, ông Tấn đầu tư 25 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 10 cặp bồ câu giống với giá 800.000 đ/cặp. Mỗi ngày 2 lần, vào sáng sớm và tầm buổi chiều, ông Tấn cho bồ câu ăn và thay nước. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng, ông trộn 50% gạo lứt với 50% cám thức ăn công nghiệp trong khẩu phần ăn của bồ câu. Nhờ cẩn thận tìm hiểu và nắm rõ đặc điểm của bồ câu Pháp mà ông Tấn có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho chúng, nên chỉ sau 3 tháng, chuồng bồ câu nhà ông đã có 20 cặp chim nhỏ, hiện có giá khoảng 350.000 đ/cặp. Thấy có hiệu quả, sau khi bán chim nhỏ, ông tiếp tục mua thêm chim giống. Hiện nay, ông Tấn đã có 50 cặp, trong đó có 30 cặp đang đẻ, còn 20 cặp cũng sắp bắt đầu rớt trứng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Tấn cho biết, nuôi chim bồ câu Pháp có cái khó là phải thường xuyên theo dõi việc ăn, uống, bệnh tật của chim để có thuốc trị kịp thời, nhất là bệnh tiêu chảy. Chuồng trại phải thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ. Về ưu điểm thì nuôi chim bồ câu Pháp không tốn kém nhiều thời gian, với 50 cặp, mỗi ngày ông chỉ mất 1 giờ cho bồ câu ăn, uống và 1 tuần mới dọn phân một lần.

Hiện nay, những người quen biết ông đều tìm đến mua chim giống, nhưng gia đình không đủ cung cấp. Qua tham khảo, thị trường bồ câu Pháp thịt thương phẩm còn rất tiềm năng. Theo ông Tấn, mô hình này ai cũng có thể nuôi vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu ra ổn định, có thể xem là mô hình mới giúp bà con nông dân thoát nghèo. Từ nay đến cuối năm, ông tấn dự định tiếp tục đầu tư để nâng tổng số bồ câu lên 100 cặp.

Có thể nói, mô hình nuôi bồ câu Pháp còn khá mới mẻ trên địa bàn huyện Châu Thành, nhưng bước đầu cũng đã mở ra một hướng mới cho bà con nhân dân và hội viên Hội CCB trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, nếu có ý định nuôi bồ câu Pháp, bà con nông dân nên tìm hiểu nơi tiêu thụ, cũng như có hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài, ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Diệt hến, vẹm trong ao tôm Diệt hến, vẹm trong ao tôm

Phòng ngừa các loài hai mảnh vỏ gây hại trong ao tôm bằng cách: Cải tạo ao nuôi hút bùn, rải vôi và phơi ao, lấy nước qua túi lọc, diệt tạp, diệt khuẩn đúng kỹ thuật.

09/05/2015
Nuôi gà làm giàu Nuôi gà làm giàu

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, anh Dương Hoàng Tây, 28 tuổi đã bắt tay ngay vào phát triển kinh tế gia đình và trở nên khá giả với mô hình nuôi gà thả vườn.

09/05/2015
Thăng trầm chè Shan Tuyết Thăng trầm chè Shan Tuyết

Qua khỏi đèo Ách, chúng tôi đặt chân đến trung tâm huyện Văn Chấn (Yên Bái) để đi lên xã Suối Giàng, vùng đất đang tồn tại rừng chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, sinh ra loại chè mang tên Shan Tuyết trứ danh.

09/05/2015
SV 181 chất lượng cao, siêu năng suất SV 181 chất lượng cao, siêu năng suất

Về TGST, giống lúa SV 181 là 100 - 103 ngày trong khi các giống khác dài hơn 5 - 7 ngày. Ngoài ra, SV 181 cứng cây, chống chịu tốt với gió.

09/05/2015
Hơn 2,2 triệu tôm giống ở Thái Bình chết sau khi nuôi thả Hơn 2,2 triệu tôm giống ở Thái Bình chết sau khi nuôi thả

Thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình, tính đến hết ngày 7-5 dịch bệnh đốm trắng trên tôm sú và tôm thẻ phát sinh tại hai xã Thái Đô (huyện Thái Thụy) và Đông Minh (Tiền Hải) có diễn biến phức tạp. Diện tích ao nuôi có tôm chết là 4,274 ha với số lượng giống thả là 2,215 triệu con.

11/05/2015