Tổng kết mô hình giúp nhà vườn quản lý và phòng trừ bệnh chổi rồng trên cây nhãn

Nông dân cắt tỉa trên cây nhãn bị bệnh chổi rồng
Qua 6 tháng triển khai ở 3 điểm, gồm:
Thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần; 02 xã Ninh Thới và An Phú Tân, huyện Cầu Kè, trên diện tích 7 ha, các nhà vườn đã nắm bắt và thực hành những phương pháp phòng trừ bệnh chổi rồng đúng cách, đạt hiệu quả cao.
Như nhà vườn Trần Thanh Long xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè tham gia mô hình với diện tích 5 công vườn bị nhiễm bệnh chổi rồng trên 90%, sản lượng thu hoạch chỉ đạt 4 tấn.
Năm nay nhờ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn phòng trừ bệnh chổi rồng như:
Quy trình phòng trừ bệnh, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bón phân, tưới nước, kỹ thuật cắt tỉa cành, cắt tỉa và tiêu hủy bộ phận bị bệnh, biện pháp phòng trừ bệnh lông nhung trên từng giai đoạn sinh trưởng và pháp triển, nên tỉ lệ bệnh chổi rồng giảm mạnh, chỉ còn khoảng 40% diện tích bị bệnh, gia đình thu hoạch được hơn 7 tấn.
Từ mô hình trên, hiện nay Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đang triển khai nhân rộng mô hình này trong toàn tỉnh.
Được biết, toàn tỉnh hiện có hơn 1.728 ha diện tích cây nhãn, trong đó có hơn 1.475 ha bị nhiễm bệnh chổi rồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngay sau tết dịch CGC xảy ra ồ ạt trên diện rộng, Cty TNHH MTV Thuốc thú y TƯ (NAVETCO) được Bộ NN- PTNT chỉ định NK khoảng 50 triệu liều vacxin CGC.

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sắp tới sẽ thả 100.000 con cá lăng nha giống có kích cỡ 7 - 10 cm/con, trọng lượng 10 g/con, xuống các hồ thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn và Srok Phu Miêng - ngày 7-6 ông Nguyễn Văn Tới, Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước cho biết.

Sau 3 năm triển khai Dự án "Cải thiện đời sống của nông dân thông qua mô hình phát triển cộng đồng toàn diện theo mô hình Heifer" ở xã Đức Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, 60 hộ đã có cuộc sống ổn định...

Đó là kiến nghị của các đại biểu tại Hội nghị giao ban khu vực miền Tây Nam Bộ 6 tháng đầu năm 2012 tại TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày 11.6 do Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Hà Phúc Mịch chủ trì.

Dựa trên mối quan hệ dòng tộc, mô hình SX chè an toàn tại xóm Khuôn Gà Vân Long (xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên) được các cơ quan chức năng cũng như người làm chè đánh giá cao về chất lượng giám sát cộng đồng và tính tự giác thực hiện quy trình SX.