Tôm khô Rạch Gốc

Tôm làm khô ngon phải là tôm đất sống trong môi trường tự nhiên.
Khi lấy nước biển vào vuông lúc ban đêm, tôm sẽ lội ngược dòng nước ra đụt.
Bắt tôm lên rửa sạch, cho liền vào nồi nước đun thật sôi khoảng 5 phút, tôm đỏ lên và phồng vỏ mới cho 1 nắm muối hột vào nồi luộc.
Vài phút sau đổ ra rổ hay cần xé cho ráo, đem phơi trên giàn, trên xịa cho tôm khô đều dưới ánh mặt trời.
Tôm phơi có nắng tốt trong 1 ngày là đem cho vào bao đập vỏ nhẹ, đều tay.
Sau đó đổ tôm ra sàn, sẩy cho sạch bụi, đem đổ vào thúng cho im.
Tôm đất khô sẽ có màu đỏ cua gạch son, để bao lâu cũng không ngả màu, thật hấp dẫn.
Tôm khô của Rạch Gốc ngon và nổi tiếng không chỉ là tôm sinh trưởng tự nhiên mà trong đó còn mang cả tinh tuý kỹ thuật chế biến truyền thống.
Với kinh nghiệm luộc không sát vỏ, lượng muối vừa phải để chất ngọt tự nhiên của tôm vẫn còn nồng nàn là “bí quyết” không phải ai cũng lĩnh hội được.
Bắt tôm sinh thái trong rừng đước.
Tôm đất khô thành phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Cái Bè nằm ở phía đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) có diện tích lớn nhất trồng xoài lớn nhất với trên 3.300ha. Đây cũng là quê hương của giống xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng cả nước với chất lượng vượt trội, được ưa chuộng ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Đáng chú ý hơn, Trung Quốc - thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, sẽ kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu theo hình thức qua biên giới và tăng cường nhập khẩu gạo theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung giá thấp nên xuất khẩu gạo 2015 sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Còn trấu có thể được ép thành viên, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... để làm chất đốt cho các lò sấy, lò hơi, hay chất độn chuồng trong chăn nuôi, với giá bán khoảng 500 đồng/kg. Sản phẩm cám gạo cũng được tận dụng để sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng, hoặc chế biến thành thức ăn chăn nuôi.

Nhiều thương lái và doanh nghiệp cho biết không đủ lực để mua trực tiếp lúa của nông dân, nhất là trong bối cảnh diện tích lúa manh mún với nhiều giống lúa khác nhau, nên phải thông qua “cò” lúa để nắm bắt thông tin chính xác, giảm chi phí.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, huyện có hơn 72 vựa chuyên thu mua cam, bưởi. Sức tiêu thụ của các vựa này có thể đạt 100 tấn/ngày. Cái khó lớn nhất của các vựa hiện nay là tuyến đường giao thông không thuận tiện. Tại tuyến đường nối trung tâm huyện Châu Thành về xã Đông Phước có không dưới 20 vựa trái cây.