Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân Từ Phụ Phẩm Lúa Gạo

Tăng cường tận dụng phụ phẩm lúa, gạo để tăng thu nhập cho nông dân là mục đích của Hội thảo do Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI tổ chức tại Cần Thơ ngày 3/3.
Hội thảo có sự tham dự của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 tỉnh miền Tây, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo số liệu thống kê, mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 22 triệu tấn rơm, hơn 4,5 triệu tấn trấu và gần 2,2 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. 60% rơm rạ bị đốt trực tiếp trên đồng, gây ô nhiễm môi trường.
Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế cho biết, thông qua các kỹ thuật tiên tiến, rơm có thể dùng sản xuất Ethanol, từ đó sản xuất ra các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường, làm vật liệu xây dựng hoặc trộn với men vi sinh để làm phân bón, bên cạnh những cách làm truyền thống như sản xuất nấm rơm, hoặc làm thức ăn cho gia súc.
Còn trấu có thể được ép thành viên, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... để làm chất đốt cho các lò sấy, lò hơi, hay chất độn chuồng trong chăn nuôi, với giá bán khoảng 500 đồng/kg. Sản phẩm cám gạo cũng được tận dụng để sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng, hoặc chế biến thành thức ăn chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) cho biết 25 doanh nghiệp chế biến thủy sản đang được phép xuất khẩu vào Liên minh hải quan sẽ phải tiếp đoàn thanh tra. Ngoài ra, 41 doanh nghiệp đang đăng ký để xuất khẩu thủy sản vào Nga cũng phải làm việc với đoàn này.

Tham gia giải thể thao Phan Xi Păng do Báo Hòa Bình vừa tổ chức tại TP. Hòa Bình, những người làm báo Điện Biên Phủ không chỉ được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm làm báo từ các báo bạn mà còn thấy được cách làm kinh tế hiệu quả của nông dân Hòa Bình.

Tại xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả và khuyến cáo một số giải pháp xây dựng mô hình trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Hội Nông dân huyện Tủa Chùa có 12 cơ sở hội, 138 chi hội với gần 7.000 hội viên. Trong đó, số lượng hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn chiếm 54% tổng số hội viên. Xác định việc giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng góp phần giúp hội viên ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Theo UBND huyện Long Thành, ngoại trừ An Phước được công nhận là xã nông thôn mới từ đầu năm 2014, đến thời điểm hiện tại, huyện có thêm 3 xã: Long An, Long Đức, Long Phước cũng đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng thẩm định tỉnh họp xét công nhận xã nông thôn mới và 9 xã còn lại cũng đạt từ 13 đến 18 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.