Toàn tỉnh Khánh Hòa sẽ phát triển đàn chim yến nuôi gần 1,4 triệu con

Các giải pháp để phát triển đàn chim yến gồm: Tăng cường quản lý nuôi chim yến, thực hiện đăng ký nuôi chim yến theo Thông tư 35 (năm 2013) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện kiểm soát chặt chẽ đánh giá tác động môi trường; tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc; xây dựng và bảo vệ thương hiệu yến sào Khánh Hòa; phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu, gắn đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh của thương hiệu yến sào Khánh Hòa; vốn ngân sách tập trung thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu khoa học.
Đồng thời xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia đối với chim yến đảo, đào tạo nhân lực nghề nuôi yến, quản lý an toàn vệ sinh nhà yến; vốn tín dụng trung và dài hạn xây dựng cơ sở nuôi yến, hạ tầng vùng nuôi, làng nghề. Mặt khác, tăng cường nghiên cứu khoa học, trước mắt tập trung vào thiết bị sử dụng trong nghề nuôi, ấp nở nhân tạo, di đàn, phòng, chống dịch bệnh, công nghệ tạo nguồn, bảo quản, chế biến thức ăn; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả...
Có thể bạn quan tâm

Sau những tháng ngày mệt mỏi vì kinh doanh bất động sản thua lỗ, bà Phạm Thị Thu Cúc quyết đoạn tuyệt với nghề này. Vay mượn thêm tiền bạc, gia đình bà Cúc bỏ Đà Lạt vào vùng Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng mua đất lập vườn, tập làm nông dân.

Ngày 28.11, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 11.2014 ước đạt 293 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 11 tháng đầu năm đạt gần 3,03 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Giá bán vải thiều tại Bắc Giang ổn định, dao động từ 8.000 đến 18.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành phẩm loại ngon tại TPHCM đạt 35.000 đến 40.000 đồng mỗi kg; tại các cửa khẩu dao dộng từ 20.000 đến 22.000 đồng/kg.

Những ngày cuối tháng 11, khi nguồn cung trong nước thiếu hụt trong khi nhu cầu nhập khẩu trên thế giới vẫn cao, giá tiêu trong nước đã vượt mốc 200.000 đồng/kg, mức cao nhất từ trước đến nay.

Năm nào cũng vậy, khi mùa mưa đến, dịch bệnh trên tôm lại có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả tôm nuôi. Riêng năm nay dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao hơn khi diện tích tăng quá nhanh trong khi sự trang bị về kiến thức để ứng phó của người nuôi còn quá “mỏng”.