Tổ Hợp Tác Quýt Đường Vĩnh Thới sản xuất theo hướng GlobalGAP

Đón đầu xu thế
Ông Tống Văn Phong - Tổ trưởng THT quýt đường Vĩnh Thới chia sẻ: “Trong thời buổi kinh tế hội nhập, yêu cầu của thị trường ngày một khắc khe hơn, nhất là đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, do đó THT thực hiện quy trình GlobalGAP. Dù quy trình thực hiện GlobalGAP có những đòi hỏi nhất định nhưng không quá khó so với phương thức sản xuất truyền thống”.
Để các tổ viên đồng hành với phương thức sản xuất mới, thời gian đầu THT cũng không mấy thuận lợi. Bởi giá sản phẩm giữa sản xuất truyền thống và phương thức sản xuất mới vẫn như nhau nên chưa tạo động lực cho tổ viên. Tuy nhiên, bằng minh chứng thực tế, việc tuyên truyền đã thuyết phục được nhiều người.
Diện tích thực hiện của THT quýt đường hiện nay trên 10ha gồm 12 thành viên đảm nhận. Mỗi năm THT cung ứng cho thị trường sản lượng dao động từ 500 - 600 tấn. Với mỗi công quýt đường, người sản xuất thu lợi nhuận trên 70 triệu đồng.
Định hướng ban đầu của THT là giúp nhà vườn nâng cao ý thức trong canh tác vừa bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và người sản xuất. Vì vậy, việc xây dựng thành công GloabalGAP khẳng định sản phẩm trong nước vẫn đáp ứng các quy chuẩn nghiêm ngặt về trái cây sạch, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài trên thị trường. Ông Phong chia sẻ: “Điều lo lắng nhất của tôi là sản phẩm của mình thua ngay trên sân nhà so với sản phẩm cùng loại của các nước khi du nhập vào Việt Nam”.
Đưa doanh nghiệp vào đồng hành
Để giúp nông sản phát triển lên tầm cao mới thì chứng nhận GlobalGAP chỉ là bước khởi đầu. Để trái quýt đường chiếm lĩnh nhiều thị trường rất cần sự góp mặt của các doanh nghiệp tham gia đầu tư theo chuỗi giá trị. “Người sản xuất chỉ dừng chân ở việc canh tác, còn khai thác thị trường thì khó có thể kham nổi. Trong khi đó, nếu có sự vào cuộc của doanh nghiệp thì chính họ là thị trường, họ biết được nhu cầu của thị trường ra sao và phân khúc thị trường để phục vụ” - ông Phong cho biết thêm.
Hiện nay, THT đã mời một số doanh nghiệp tham gia vào THT để khai thác thị trường. Và đây cũng là tín hiệu mới cho THT trong phát triển sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, THT đang tìm những đối tác khác có đủ uy tín và năng lực để đầu tư đầu vào cho nông sản, khai thác thêm giá trị gia tăng từ quýt đường như làm nước ép, mứt...
Ông Huỳnh Văn Tồn - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung cho hay: “Hiện nay, chúng tôi đang chuẩn bị hoàn tất hồ sơ để trình Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm quýt đường của Lai Vung. Với sự kết hợp giữa nhãn hiệu hàng hóa và chứng nhận GloabalGAP của THT quýt đường Vĩnh Thới sẽ tạo cơ hội, điều kiện giúp cho sản phẩm quýt đường của địa phương phát triển”
Có thể bạn quan tâm

Chiều 27-11, đại diện Công ty Nhiệt Đới (Bến Tre) cho biết, trái nhãn trồng trên cù lao An Hòa (thuộc xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) vừa được cơ quan chức năng nước Mỹ cấp mã code nhập khẩu vào thị trường nước này, với tên gọi “Nhãn IDO Việt Nam”. Đầu tháng 12-2014 tới, công ty Nhiệt Đới sẽ xuất khẩu lô nhãn đầu tiên (hơn 2 tấn) vào thị trường Mỹ.

Theo đó, nông dân tham gia sản xuất trên tinh thần tự nguyện, đồng thời được hỗ trợ kỹ thuật canh tác, cơ sở vật chất khâu thiết kế vườn trong quá trình thực hiện. Dự kiến tổng kinh phí từ khi thực hiện đến được công nhận khoảng 180 triệu đồng, do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hỗ trợ.

Qua thông tin đại chúng được biết nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cây cam, quýt và nhất là nhận thấy đất đai, khí hậu tại địa phương tương đối phù hợp nên trong những năm qua, gia đình ông Nông Thanh Bộ, thôn Nà Nưa, xã Cường Lợi đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng loại cây này.

Anh Phạm Văn Tiến 37 tuổi là nông dân đầu tiên ở xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) áp dụng mô hình tưới phun tiết kiệm nước trên cây nho. Vườn nho nhà anh Tiến trải cành xanh mướt giữa mùa khô hạn. Tưới phun tiết kiệm nước, vốn đầu tư thấp đem lại hiệu quả kinh tế cao đang được nhiều nông hộ học tập làm theo.

Thực tế cho thấy, việc thương lái thu mua nông sản khi vừa được nhà vườn xuống giống vài tuần tại Đà Lạt là một loại giao dịch trong làm ăn rất phổ biến. Hồi đầu năm nay, nhiều thương lái cũng đã thu mua cải thảo theo hình thức này, sau đó cải thảo mất giá, tiền thu hoạch không đủ chi phí thuê nhân công nên họ đã phải để nhà vườn phá bỏ, chấp nhận mất trắng tài sản.