Tìm Giải Pháp Quản Lý Dinh Dưỡng Cây Trồng

Ngày 01/72011, tại Cần Thơ, Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức hội thảo về quản lý dinh dưỡng trên cây trồng.
Tham gia hội nghị có ông PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, TS.Võ Mai, Phó chủ tịch Trung ương HLV Việt Nam, ông Nguyễn Đình Lê, Phó giám đốc Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và đại diện sở nông nghiêp và PTNT các tỉnh ĐBSCL cùng đại diện bà con nông dân các tỉnh lân cận.
Với lợi thế về đất đai, khí hậu, ĐBSCL là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, trong những năm qua, do kiến thức còn hạn chế nên hầu hết bà con nông dân sử dụng dinh dưởng cho cây trồng chưa hợp lý nên dẫn đến năng suất chất lượng cây trồng chưa cao. Chính vì vậy, qua hội thảo, các nhà khoa học sẽ cung cấp, hướng dẫn cho bà con nông dân sử dụng phân bón, quản lý tốt chất dinh dưỡng trên cây trồng để tạo năng suất và chất lượng sản phẩm.
Theo TS.Võ Mai: “Hội thảo sẽ là cơ hội lớn để bà con nông dân gặp gỡ với các nhà khoa học. Hy vọng thông qua hội thảo lần này bà con nông dân sẽ tiếp thu được cách sử dụng phân bón, chất dinh dưởng để năng suất cây trồng ngày một tăng cao, để ĐBSCL xứng đáng là vựa lúa, vựa trái cây của cả nước. Tôi đánh giá cao những nỗ lực, sự tâm huyết của các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu để đưa đến cho bà con nông dân những kiến thức khoa học có tính ứng dụng cao đối với cây trồng”.
Có thể bạn quan tâm

Điển hình trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây tiêu vào trồng trọt ở xã Thái Thủy có gia đình anh Ngô Xuân Quang, ở thôn Bắc Thái. Nhờ loại cây trồng này, gia đình anh không những đã thoát được nghèo, mà còn vươn lên làm giàu. Gia đình anh Quang hiện có 4 ha đất đồi, ban đầu anh tập trung vốn liếng trồng các cây ngắn ngày như nén, gừng, khoai lang..., tuy nhiên lợi nhuận thu về không được bao nhiêu.

Đồng Nai là tỉnh đi đầu trong xây dựng nông thôn mới với huyện Xuân Lộc và TX.Long Khánh đều đã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Điểm nổi bật của 2 địa phương này là đã thực hiện tốt việc chuyển đổi giống cây trồng mới, xây dựng các vùng chuyên canh đạt hiệu quả kinh tế cao.

Ông Võ Thành Nhơn làm 6,2 ha lúa ở ấp Vĩnh Thành cho biết: "Tham gia mô hình này, Trạm BVTV huyện xuống tập huấn áp dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng" và "1 phải, 5 giảm". Sau đó, hướng dẫn trồng hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch, nhờ đó giảm được lần phun thuốc ở giai đoạn đầu và trước khi thu hoạch".

An Giang là tỉnh sản xuất lúa lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, năng suất và sản lượng lúa không ngừng gia tăng, đã góp phần quan trọng phục vụ xuất khẩu và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Thành công này có phần đóng góp không nhỏ của công tác khuyến nông, đó là chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng thu nhập cho nông dân.

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2013 - 2014 và vụ Thu 2014, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thực hiện 2 mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất đậu phụng trên diện tích 88 ha tại 2 xã Cát Hiệp và Cát Hải, có 373 hộ tham gia. Bên cạnh việc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, MH còn được triển khai 5 công thức bón phân cho cây đậu phụng.