Giới thiệu công nghệ ương giống cá chình bông

Thông qua việc giới thiệu các mô hình ương nuôi cá chình bông có hiệu quả, hội nghị đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nông dân bởi nguồn giống chất lượng, phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương. Các vấn đề vướng mắc trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cá được cơ quan quản lý giải đáp kịp thời. Cá chình được coi là đối tượng nuôi phổ biến của người dân Cà Mau, cá thương phẩm có giá thành cao và tương đối ổn định.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi cá chình trên 500 ha. Kế hoạch phát triển đến năm 2020, diện tích nuôi loại thủy sản này sẽ trên 1.000 ha. Vì vậy, nhu cầu sử dụng con giống có chất lượng sẽ rất lớn. Tuy nhiên, thời gian qua phần đông người nuôi phải mua cá giống từ nhiều nguồn, chất lượng không đảm bảo. Những thành công trong kỹ thuật ương nuôi giống cá chình bông của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của nghề nuôi cá chình thương phẩm tại Cà Mau.
Có thể bạn quan tâm

Trồng dưa leo Cúc 71 có nhiều ưu điểm vượt trội, thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn, quả to, có mùi thơm đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Không khó để tìm mua một bao "đất sạch" để trồng cây dọc các con đường lớn của TP.HCM, nhiều đại lý cây cảnh, bonsai đều có bán kèm.

Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị định 36 về nuôi cá tra, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, theo phản ảnh của nhiều doanh nghiệp, những quy định tại nghị định này góp phần đưa ngành cá tra phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng xuất khẩu này.

Mô hình hỗ trợ máy chế biến thức ăn đa năng cho các hộ chăn nuôi được Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang triển khai từ năm 2014.
Năm 2015, Trung tâm KN-KN Bắc Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông TP Bắc Giang triển khai mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học, tại 5 hộ nông dân ở 2 xã Đồng Sơn, Song Mai với số lượng 2.000 con vịt Super M.