Tiêu Thụ Lúa Gạo Tái Cơ Cấu Để Giảm Áp Lực

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt thu mua tạm trữ tạm trữ lúa, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã giúp nông dân bảo đảm có lãi 30%, tuy nhiên vẫn còn nhiều bấp cập.
Ông Võ Thành Đô - Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm nghề muối (NN&PTNT) - cho biết: “Đợt tạm trữ từ ngày 15/3 – 30/4, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã giao cho 133 thương nhân mua tạm trữ. Trong thời gian triển khai thu mua, đã có 16 ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay đạt doanh số 8.256,49 tỷ đồng, lãi suất từ 6,5- 7%/năm”.
Nhờ vậy, giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL đã tăng từ 100 – 200 đồng/kg, giá gạo tăng từ 50 - 100 đồng, giá gạo thành phẩm xuất khẩu các loại cũng tăng từ 150- 200 đồng/kg so với trước thời điểm mua tạm trữ, bảo đảm cho người trồng lúa có lãi 30%. Nhờ triển khai thu mua tạm trữ đã giữ được mặt bằng xuất khẩu, hạn chế tình trạng ép giá, phá giá của thương nhân nước ngoài cũng như thương nhân trong nước.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám:
Thực hiện việc mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân 2013-2014 vừa qua là biện pháp kịp thời nhằm bảo đảm lợi nhuận cho người trồng lúa. Tuy nhiên, việc tạm trữ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần tái cơ cấu nông nghiệp để giảm áp lực tiêu thụ lúa gạo.
Nhiều đại biểu cho rằng, việc thu mua tạm trữ là giải pháp kịp thời, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc triển khai, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lúa gạo ở địa phương. Đây là năm có nhiều doanh nghiệp xin trả lại chỉ tiêu, giảm chỉ tiêu thu mua. Cụ thể, trong 133 doanh nghiệp được phân bổ chỉ tiêu, có 6 doanh nghiệp xin trả lại chỉ tiêu và có 5 doanh nghiệp xin giảm chỉ tiêu.
Trong khi đó, tại tỉnh Hậu Giang, đợt tạm trữ vừa qua chưa mua được sản lượng đã giao do khó khăn về tài chính. Hiện toàn tỉnh còn tồn đọng hơn 30.000 tấn lúa và vụ hè thu cũng đã bắt đầu thu hoạch với sản lượng khoảng 370.000 tấn nên áp lực tiêu thụ lúa trong dân khá lớn.
Ông Nguyễn Thành Nhơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - mong muốn: “Hiện tại tỉnh có 2 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo, nhưng chỉ có 1 doanh nghiệp hoạt động mạnh nên đề nghị Bộ Công Thương cho phép thành lập 1 - 2 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo để tiêu thụ lúa gạo trong dân”.
Ông Nguyễn Thanh Nguyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An - cho biết: “ĐBSCL sản xuất lúa 3 vụ/năm, sản lượng có thể dư thừa xuất khẩu gạo thì việc chuyển sang trồng cây khác, chuyển sang làm công nghiệp sẽ tăng cao gấp nhiều lần so với diện tích trồng lúa hiện nay”.
Có thể bạn quan tâm

Sau hai chuyến hành trình bay thẳng, ngày 23/9 và 30/9/2014, các chuyên cơ của Hãng hàng không Qantas Airways, Australia đã chở 400 con bò cao sản mang thai được Vinamilk nhập từ Úc về Việt Nam qua cảng Hàng không sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

Tiếp nối Vinamilk, TH Milk, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cùng Nutifood cũng đầu tư trang trại nuôi quy mô công nghiệp bò sữa và chế biến sữa ở Gia Lai. Mới đây, Tập đoàn Đức Long Gia Lai liên kết với Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa công nghiệp cũng ở Gia Lai.

Những năm gần đây, phong trào nuôi ong lấy mật ở xã vùng cao Núa Ngam, huyện Ðiện Biên (Ðiện Biên) có bước phát triển mạnh mẽ góp phần tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, đồng thời trực tiếp góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường tự nhiên của địa phương.

Từ đầu năm đến nay, giá heo hơi giữ ở mức cao, người chăn nuôi ở Sóc Trăng đang dần lấy lại lợi nhuận sau thời gian dài thua lỗ. Một số hộ sau thời gian treo chuồng đang gầy đàn lại, do đó giá heo giống cũng đang tăng, giúp cho các hộ nuôi heo sinh sản có thu nhập cao.

Trong cơ cấu cây trồng vụ đông, nhờ năng suất và giá thu mua cao nên cây ớt luôn chiếm một vị trí quan trọng, được trồng đại trà tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu bắt tay vào sản xuất vụ đông, nhiều hộ nông dân ở xã Thái Nguyên (Thái Thụy - Thái Bình) đang gặp nhiều khó khăn vì cây ớt bị bệnh lạ.