Nâng Cao Giá Trị Ngành Hàng Xoài

Vừa qua, tại Khu du lịch Mỹ Trà, TP. Cao Lãnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức diễn đàn về ngành hàng xoài. Đại diện Viện Cây ăn quả Miền Nam, Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu long, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, các sở, ngành, doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh cùng với gần 200 nông dân là nhà vườn các huyện Cao Lãnh, Lấp Vò và TP. Cao Lãnh tham dự diễn đàn.
Tại diễn đàn, đại biểu được thông tin về thực trạng và giải pháp cho việc phát triển cây xoài bền vững ở Nam bộ; phân tích thị trường xoài trong và ngoài nước, thảo luận những nội dung liên quan đến lĩnh vực trồng, kỹ thuật xử lý ra hoa xoài vào mùa mưa, cách chọn bao trái xoài như thế nào để màu sắc, giá trị xoài không thay đổi những chính sách liên quan đến rải vụ xoài, bao tiêu sản phẩm xoài...
Diễn đàn đã tạo điều kiện cho bà con sản xuất xoài trong tỉnh gặp gỡ các nhà quản lý, nhà khoa học, các công ty, doanh nghiệp thu mua, chế biến xoài để trao đổi về sản xuất, nhất là sản xuất xoài rải vụ, chế biến, bảo quản, liên kết tiêu thụ... tạo ra sản phẩm xoài có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị ngành hàng xoài trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khối EU, Pháp là thị trường nhập khẩu (NK) mực, bạch tuộc lớn thứ 4 và có giá NK cao nhất. Trong 3 năm gần đây các doanh nghiệp mực, bạch tuộc Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu (XK) sang thị trường này. Thời gian tới, XK mực bạch tuộc sang Pháp được nhận định vẫn còn nhiều tiềm năng.

Thái Lan đang triển khai chương trình xả gạo tồn kho; một số thị trường tập trung đã thay đổi phương thức nhập khẩu (NK) theo hướng đa dạng hóa nguồn cung. Gạo xuất khẩu (XK) của Việt Nam đang chịu sự tác động này.

UBND tỉnh Phú Yên vừa đồng ý việc Sở NN-PTNT lập dự án Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thời gian gần đây, tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do thời tiết bất lợi cộng với dịch bệnh kéo dài, một số nông dân trên địa bàn huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đã bước đầu chuyển đổi sang mô hình nuôi trồng hải sản khác như: nuôi hàu, ghẹ, cá… nhưng nổi bật hơn là mô hình trồng rong nho (hay còn gọi là rong cầu lục bi).

Ông Phan Thanh Sơn ở ấp Quý Thạnh xã Tân Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang được nhiều người dân biết đến bởi sự cần cù, siêng năng, chịu khó. Từ 2 bàn tay trắng, ông đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, một mái ấm gia đình nhiều người mơ ước nhờ nuôi gà nòi thả vườn.