Tiếp Tục Chú Trọng Xây Dựng Thương Hiệu Hàng Hóa Cho Nông Sản

* 12/14 xã đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới
Sáng 11-9, đồng chí Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Xuân Lộc về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tham gia đoàn công tác còn có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.
Theo báo cáo của Huyện ủy Xuân Lộc, kể từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới vào năm 2009 đến nay, toàn huyện có 12/14 xã đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Nhờ chú trọng đầu tư chuyên canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích ở huyện Xuân Lộc luôn tăng lên theo từng năm. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và phát triển sản xuất cũng đã dịch chuyển dần theo hướng 4 có: có năng suất cao, có chất lượng tốt, có thị trường tiêu thụ và có thu nhập cao.
Thu nhập của bà con nông dân từ đó cũng đã từng bước được nâng cao. Hiện Xuân Lộc cũng đã định hướng phát triển các loại cây trồng cho thu nhập từ 100 triệu đến 350 triệu đồng/ha/năm.
Tuy nhiên, cũng theo lãnh đạo huyện, trong tiến trình xây dựng nông thôn mới vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần được tỉnh đầu tư hỗ trợ. Trong đó, nổi bật nhất là việc thiếu vốn trong xây dựng hạ tầng giao thông và hạ tầng phục vụ sản xuất...
Tại hội nghị, đồng chí Trần Đình Thành, Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân huyện Xuân Lộc đã đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đồng chí nhấn mạnh, sắp tới Xuân Lộc cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp để nâng đời sống cho người dân, bao gồm: rà soát, bổ sung, triển khai thực hiện tốt quy hoạch, nhất là quy hoạch nông nghiệp và dịch vụ, gắn với vùng sản xuất tập trung.
Ngoài ra, huyện cần tiếp tục đẩy nhanh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi theo kế hoạch quy hoạch; đồng thời chủ động phối hợp, thống nhất hỗ trợ người dân trong việc xây dựng chuỗi liên kết, chuỗi giá trị gia tăng, trong đó có việc xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản của Xuân Lộc.
Có thể bạn quan tâm

Bến Tre hiện có tổng diện tích 43.556ha nuôi trồng thủy sản, bao gồm tôm biển 32.106ha. Trong đó, tôm thâm canh, bán thâm canh 5.500ha (tôm sú 1.250ha, tôm thẻ chân trắng 4.250ha); tôm nuôi thả giống vụ 2 có diện tích khoảng 1.911ha. Tuy nhiên, dịch bệnh xảy ra liên tục với tổng diện tích thiệt hại 1.322ha, chiếm 18% diện tích thả nuôi. Tôm chết có nhiều nguyên nhân nhưng hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính được xác định là nguyên nhân khá phổ biến cần đặc biệt quan tâm.

Gần đây, tôm sú và ốc hương trên địa bàn xã Vinh Hiền và Lộc Bình (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) thường xuyên xảy ra dịch bệnh, khiến bà con lâm vào cảnh nợ nần. Trước khó khăn đó, người dân đã "rẽ bước sang ngang" đầu tư nuôi cá lồng, trong đó cá vẩu là đối tượng nuôi được chú trọng.

Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt vừa cấp 64 ngàn cây giống ớt ngọt Hà Lan cho 20 hộ nông dân thuộc các xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Trạm Hành và Tà Nung.

Ngày 25.8, ông Trần Văn Tân - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện đã có 10ha sắn thuộc 4 xã tại huyện Hướng Hóa bị rệp sáp bột hồng (rệp châu Phi) tấn công, trong đó nhiều nhất là xã A Dơi với 5ha.

Thanh long là sản phẩm lợi thế của Bình Thuận - điều đó không cần phải bàn cãi. Song, để giải “bài toán” tiêu thụ cho loại trái cây đặc sản lại là vấn đề mà bấy lâu nay địa phương cùng các ngành chức năng vẫn chưa có “đáp án” cụ thể…