Tiên Phước đầu tư nhiều nguồn lực mở rộng trang trại, gia trại

UBND huyện Tiên Phước cho biết, tình hình kinh tế - xã hội trong 10 tháng đầu năm 2015 của huyện có bước phát triển khá.
Sản xuất nông nghiệp đạt kế hoạch với diện tích gieo sạ lúa 2 vụ đạt hơn 4.100ha, sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt hơn 20 nghìn tấn.
Thực hiện chủ trương của tỉnh xây dựng vùng kinh tế vườn, kinh tế trang trại, Tiên Phước đã đầu tư từ nhiều nguồn lực cho nhân dân mở rộng trang trại, gia trại, sản xuất tập trung liên vườn.
Kết quả toàn huyện có 140 trang trại trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả cao, với nguồn thu nhập bình quân đạt 50 - 70 triệu đồng/hộ/năm.
Cây tiêu được phát triển mới hơn 20 nghìn choái, nhiều mô hình trên 500 choái tiêu đang phát triển tốt.
Chương trình trồng rừng phát triển mạnh, nhất là cây keo, diện tích khai thác gỗ rừng đạt 875ha trong 9 tháng đầu năm, sản lượng trên 52 nghìn tấn, giá trị hơn 51 tỷ đồng.
3 xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện, xã Tiên Phong đã đạt 19/19 tiêu chí, xã Tiên Sơn, Tiên Cảnh đều đạt 18/19 tiêu chí.
Giá trị ngành công nghiệp 9 tháng đạt 491 tỷ đồng.
Thu ngân sách của Tiên Phước 10 tháng đạt hơn 424 tỷ đồng (đạt 133% kế hoạch).
Huyện Tiên Phước đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ 50% nguồn kinh phí xây dựng Trung tâm Văn hóa huyện; hỗ trợ kinh phí làm đường tránh lũ Tiên Kỳ - Tiên Mỹ - Tiên Châu - Tiên Cảnh đang thi công dang dở; đường cứu hộ cứu nạn Tiên An - Trà Đông; hỗ trợ xây dựng 1,2km đường từ Cụm công nghiệp Tài Đa (xã Tiên Phong) đến quốc lộ 40B; hỗ trợ nâng cấp Nghĩa trang liệt sĩ Tiên Kỳ thành Nghĩa trang liệt sĩ huyện.
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu ghi nhận các kiến nghị của UBND huyện Tiên Phước, giao các sở ngành phối hợp với huyện Tiên Phước đầu tư cho những công trình bức xúc, xây dựng kế hoạch trung, dài hạn để tiếp tục đầu tư về lâu dài.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Tiên Phước tập trung xây dựng nông thôn mới bền vững; chú ý mời gọi doanh nghiệp giải quyết được nhiều lao động, tạo giá trị công nghiệp cao, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp của nông dân; đầu tư cho những mô hình cho giá trị nông nghiệp cao, hình thành vùng sản xuất tập trung nhằm dễ quản lý, hỗ trợ cho người dân có hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm

Liên tục mấy ngày qua trận mưa đầu mùa khá lớn tại thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) và một số huyện, thị khiến nông dân phấn khởi, hàng ngàn ha cây trồng được cứu thoát.

Với mô hình vườn – ao – chuồng khép kín, gia đình ông Ngô Văn Kiện ở xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình không những thoát nghèo mà còn có của ăn của để.

Đến vùng sản xuất muối phường Ninh Diêm, TX Ninh Hòa dưới cái nắng cháy da cháy thịt, chúng tôi mới cảm nhận hết sự vất vả, cực nhọc của diêm dân nơi đây.

"Người dân cạn sức thì lấy gì tăng đàn, mở rộng quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng vật nuôi”, một lãnh đạo cơ sở than thở.

Từ nay đến năm 2030, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định diện tích trồng lúa 1,8 triệu ha, trong đó có 1 triệu ha lúa xuất khẩu; sản xuất theo cơ cấu một vụ lúa Đông Xuân, một vụ Hè Thu, một vụ Thu Đông hoặc lúa mùa.