Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Bằng Sông Cửu Long Sẽ Lo Lúa Gạo Đảm Bảo An Ninh Lương Thực

Đồng Bằng Sông Cửu Long Sẽ Lo Lúa Gạo Đảm Bảo An Ninh Lương Thực
Ngày đăng: 11/04/2014

Từ nay đến năm 2030, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định diện tích trồng lúa 1,8 triệu ha, trong đó có 1 triệu ha lúa xuất khẩu; sản xuất theo cơ cấu một vụ lúa Đông Xuân, một vụ Hè Thu, một vụ Thu Đông hoặc lúa mùa.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long vừa được Chính phủ quy hoạch là vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước với nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Từ nay đến năm 2030, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định diện tích trồng lúa 1,8 triệu ha, trong đó có 1 triệu ha lúa xuất khẩu; sản xuất theo cơ cấu một vụ lúa Đông Xuân, một vụ Hè Thu, một vụ Thu Đông hoặc lúa mùa hàng năm và được quay vòng 2-3 lần để có diện tích trồng lúa hơn 4 triệu lượt ha. Từ nay đến năm 2020, toàn vùng ổn định sản lượng mỗi năm từ 24-25 triệu tấn lúa, từ năm 2020-2030 ổn định 24 triệu tấn lúa.

Theo Bộ NN_PTNT, đến năm 2020, dân số cả nước sẽ lên tới 100 triệu người, đến năm 2030 sẽ tăng lên 110 triệu người, khi đó, tổng nhu cầu lúa lần lượt sẽ ở mức 35 triệu và trên 37 triệu tấn.

Mô hình canh tác chủ yếu là đa canh, luân canh, kết hợp với trồng các loại cây trồng cạn; trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản để vừa duy trì sản lượng lúa, vừa tăng thêm thu nhập, khai thác đất đai, mặt nước có hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các tỉnh ven biển sẽ đưa thêm 80.000 ha lúa mùa một vụ vào nuôi thêm một vụ thủy sản theo mô hình lúa tôm, lúa cá, nâng diện tích thực hiện theo mô hình này lên 200.000 ha. Mặt khác, với diện tích đất trồng từ 2-3 vụ lúa, các tỉnh chuyển trên 110.000ha sang trồng các loại cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước, nhằm thay thế nguyên liệu nhập khẩu, như ngô, đậu nành…

Ngoài ra, các tỉnh cũng đưa 280.000ha vườn tạp, đất lúa kém hiệu quả, đất nông nghiệp trong lâm phần chuyển sang chuyên canh cây ăn quả, trồng cỏ nuôi gia súc.

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, hiện các cơ quan khoa học và các tỉnh đang phối hợp lai tạo các giống lúa mới thích nghi với biến đổi khí hậu, kháng sâu bệnh, năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, trong đó ưu tiên lai tạo các giống lúa thích nghi với điều kiện bất lợi sinh học (sâu bệnh) và phi sinh học (lũ lụt, hạn hán, thay đổi khí hậu)...

Bên cạnh đó, nhằm đưa diện tích sử dụng giống đạt chuẩn lên 70% vào năm 2015, các tỉnh đã xã hội hóa công tác nhân giống ba cấp gồm siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận để cung ứng cho nông dân.

Cùng với đó, các tỉnh cũng đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu thu hoạch, phơi sấy, bảo quản nhằm giảm tối đa thất thoát; phổ biến rộng khắp kỹ thuật canh tác lúa bền vững, mở rộng vùng sản xuất lúa sạch, chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu đang tăng lên.

Sau năm 2015, các tỉnh mở rộng quy trình canh tác lúa theo vùng sinh thái và quy trình Gap nhằm tạo ra lượng lúa gạo sạch, chiếm từ 40% diện tích lúa trở lên; đồng thời đổi mới công nghệ chế biến lúa gạo thành các sản phẩm có giá trị cao để giảm phụ thuộc vào xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Vua nuôi heo rừng ở TP Quy Nhơn (Bình Định) Vua nuôi heo rừng ở TP Quy Nhơn (Bình Định)

Ở TP Quy Nhơn (Bình Định) có một trang trại chăn nuôi heo rừng bán hoang dã quy mô lớn nhất tỉnh. Ðó là trang trại của ông Phan Ðình Chạng, tại thôn Hội Giáo, xã Nhơn Hội. Người dân địa phương thường gọi ông là “vua” nuôi heo rừng.

13/06/2015
Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp

Mấy năm gần đây, gia đình chị Trần Thị Sản, thôn Lung Luông, xã Hồng Quang (Lâm Bình - Tuyên Quang) đã đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình chăn nuôi tổng hợp, thu nhập đạt trên 300 triệu đồng/năm.

13/06/2015
Nguyên nhân bùng phát dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc Nguyên nhân bùng phát dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc

Tỉnh Bắc Kạn có thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu bò, ngựa hiện nay đã phát triển trên 76.000 con. Mặc dù trong những năm gần đây công tác tiêm phòng có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiêm phòng đạt khá cao, tuy nhiên dịch lở mồm long móng liên tiếp xảy ở một số địa phương. Vậy đâu là nguyên nhân?

13/06/2015
Giống bò 3B mang lại hiệu quả kinh tế cao Giống bò 3B mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nhiều năm qua, thành quả của các chương trình, dự án cải tạo đàn bò chính là việc lai tạo với giống bò Zebu nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Những năm đầu tách tỉnh, đàn bò trên địa bàn tỉnh Bình Phước chủ yếu là bò vàng Việt Nam, trọng lượng nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ thấp và sức sản xuất kém.

13/06/2015
Đồng Tháp kiểm soát được dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm Đồng Tháp kiểm soát được dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

5 tháng đầu năm 2015, chăn nuôi trong tỉnh Đồng Tháp gặp nhiều thuận lợi do giá tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định, không xuất hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Trong các tháng đầu năm, ngành chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc và gia cầm như kiểm dịch, giám sát chặt chẽ việc giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm, tiêu độc, khử trùng môi trường, tiêm phòng...

13/06/2015