Cơn Mưa Vàng Cho Người Nông Dân

Liên tục mấy ngày qua trận mưa đầu mùa khá lớn tại thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) và một số huyện, thị khiến nông dân phấn khởi, hàng ngàn ha cây trồng được cứu thoát.
Tại huyện Bù Gia Mập liên tục mấy ngày qua xuất hiện nhiều trận mưa lớn, nhất là tại các xã vùng sâu như Đắk Ơ, Bù Gia Mập, Phú Nghĩa… đã giải quyết tình trạng thiếu nước. Ông Nguyễn Văn Nghĩa ở xã Đắk Ơ có 4,5 ha trồng cây sầu riêng, nhưng hiện nay các giếng khoan phục vụ tưới nước cho cây trồng đều cạn kệt.
Để đảm bảo cây phát triển tốt ông Nghĩa phải mua nước tưới cho vườn cây với 250 ngàn đồng/1 giờ nhưng chỉ là giải pháp tình thế. Ông Nghĩa cho biết “Hiện nay sầu riêng đang trong thời kỳ ra hoa kết quả, nếu không đủ nước cung cấp kịp thời thì mùa sầu riêng năm nay coi như hỏng.
Nhờ mấy trận mưa vừa qua không những giúp cây phát triển xanh tốt mà còn tiết kiệm được một khoản tiền mua nước tưới rất lớn”. Ngoài gia đình ông Nghĩa thì hàng trăm hộ dân ở đây như bắt được vàng vì mưa, nhiều diện tích hoa màu, tiêu… trước ngả màu vàng thì nay đã xanh tốt trở lại.
Tương tự vườn cây đu đủ hơn 6 ha xen cao su của anh Văn Ngọc Hoàng ở xã Tân Hưng (Đồng Phú) đang chết dần, chết mòn do thiếu nước. Trước đó anh đã phải chặt bỏ một phần diện tích vì cây đã héo úa. Việc thiếu nước làm cho cây ít ra hoa, tỷ lệ đạt trái không cao. Thế nhưng bốn trận mưa liên tiếp mấy ngày qua đã làm hồi sinh lại hàng ngàn cây đu đủ gần chết của gia đình anh Hoàng.
Theo người dân ở các huyện Bù Đăng, Hớn Quản, Lộc Ninh… mưa đã xuất hiện tại một số vùng, lượng mưa tuy không nhiều nhưng đã cứu nhiều diện tích cây trồng đang chết dở vì khô hạn. Đặc biệt, tại thị xã Đồng Xoài mưa về giúp cho hàng trăm ha cây trồng có nước tưới mà còn giải quyết được nước sinh hoạt cho hằng trăm hộ dân.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân chưa vui vì trong chuỗi giá trị lúa gạo gia tăng, nông dân cực nhất mà lại hưởng lợi ít nhất, vì đảm nhiệm toàn bộ khâu sản xuất lúa, đến vận chuyển, làm sạch, làm khô và thường là cả dự trữ, là những khâu trong sản xuất kinh doanh lúa gạo thường gặp nhiều rủi ro nhất. Đã vậy, giá vật tư sản xuất lại tăng không ngừng, nhiều khi kém chất lượng, thậm chí là hàng dỏm.

Từ đầu năm 2014 đến nay, ước tính sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh đạt hơn 18.700 tấn, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, sản lượng cá ngừ đại dương đạt 880 tấn, bằng 67,5% so với cùng kỳ.

Hiện nay, toàn tỉnh có 4.106ha đất trồng rau các loại, năng suất đạt 15 tấn/ha. Trong đó, chủ yếu tập trung tại huyện Điện Biên, Mường Ảng, Tuần Giáo.

Do đó, giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo là mục tiêu của Đảng bộ, chính quyền và mong ước của người dân nơi đây. Tuy nhiên, phát triển kinh tế theo hướng nào, cơ cấu cây trồng ra sao đang là bài toán khó, nỗi trăn trở của địa phương.

Thoạt nghe, không ít người thấy lạ vì dường như đang “đi ngược” với định hướng, quy hoạch phát triển cà phê - cây “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế của Mường Ảng.