Tiêm Phòng Vắc Xin LMLM Cho Tối Thiểu 80% Gia Súc

Đây là mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định phê duyệt.
Theo đó, thời gian tiêm phòng được phân ra thành 2 đợt. Đợt 1 vào tháng 4 và tháng 5 năm 2014. Đợt 2 vào tháng 10 và tháng 11 năm 2014. Đối tượng tiêm phòng gồm trâu, bò, dê, cừu (nếu có).
Mục tiêu Kế hoạch đặt ra là tỷ lệ tiêm phòng phải đạt tối thiểu 80% số gia súc trong diện tiêm. Số gia súc được tiêm trong mỗi đợt khoảng gần 5 triệu con trâu, bò.
Về phạm vi tiêm phòng, sẽ thực hiện tiêm phòng trên phạm vi các huyện, tỉnh, thành phố trong Chương trình quốc gia khống chế bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2011-2015.
Theo đó, vùng khống chế gồm các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Vùng Đệm gồm các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Loại vắc xin sẽ được sử dụng để tiêm phòng là vắc xin nhị giá (type O&A) tiêm cho trâu, bò, dê cừu của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lạng Sơn, Cao Bằng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa và Long An. Các tỉnh còn lại sẽ tiêm vắc xin type O.
Có thể bạn quan tâm

Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa thông báo lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 theo 3 đợt.

Năm qua là một năm đại thắng lợi của con tôm thẻ chân trắng. Trên đà đó, tôm thẻ tiếp tục được phát triển mạnh ở ĐBSCL và đang tiếp tục át vía tôm sú, kể cả ở những nơi chưa cho phép nuôi loại tôm này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng không thể bỏ tôm sú bởi nó vẫn có giá trị lớn.

Từ đầu tháng 12.2013 đến nay, giá gỗ nguyên liệu keo, bạch đàn trên địa bàn tỉnh Bình Định liên tục tăng, hiện đang ở mức 1,15 - 1,2 triệu đồng/tấn; tăng 300 - 400 ngàn đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giá gỗ nguyên liệu tăng mạnh là do các nhà máy dăm trong tỉnh cạnh tranh mua nguyên liệu, đẩy giá lên cao.

Là một trong những người đầu tiên mang loại dừa xiêm Mã Lai về trồng tại vùng đất Lê Minh Xuân, anh Lê Minh Đức (sinh năm 1973, ngụ ấp 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) hiện đang “sống khỏe” nhờ loại cây này.

Đầm Dơi là huyện có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất trong tỉnh Cà Mau với trên 2.200 ha. Nếu như trước đây, những hộ giàu, hộ khá, hộ có đất nhiều mới nuôi, thì bây giờ, không ít hộ nghèo, cận nghèo, hộ có đất sản xuất ít vẫn mạnh dạn nuôi và bước đầu đã thành công.