Xoài Cao Lãnh Không Đủ Hàng Xuất Ngoại

Vào “vương quốc” xoài xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, chúng tôi bất ngờ bởi đâu đâu cũng thấy những vườn xoài đang ra hoa, nối tiếp vườn xoài trái oằn cành. Ở đây, có hàng chục vựa xoài, vựa nào cũng ken đầy cần xé xoài chờ đưa lên xe tải đi tiêu thụ.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Cao Lãnh có trên 3.600ha trồng xoài, trong đó có trên 90ha đang được các nhà vườn sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGap và theo hướng an toàn với phần lớn là xoài cát Hòa Lộc và cát Chu chiếm trên 85%, sản lượng hàng năm cung cấp ra thị trường trên 35 ngàn tấn.
Năm 2011, Hợp tác xã Xoài Mỹ Xương được thành lập, có 42 xã viên, trong đó 25 hộ với 20ha sản xuất xoài theo chuẩn VietGAP và GlobalGAP. HTX đã tạo được mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ổn định. Sản phẩm của mỗi xã viên đều có mã số truy nguyên nguồn gốc.
Theo ông Huỳnh Thanh Bá - HTX Xoài Mỹ Xương, trồng xoài lãi xuất gấp 5 lần trồng lúa. Hiện nay giá xoài cát Hòa Lộc lên đến 80 - 85.000 đồng/kg, trung bình mỗi công thu hoạch khoảng 500kg, thu nhập 25- 30 triệu đồng, cá biệt 60 - 70 triệu đồng/công; xoài cát Chu loại 1 có giá 22 - 24.000 đồng/kg, trung bình đạt 1,5 tấn/công.
Ông Huỳnh Thanh Bá nói: “Trong năm 2014, trái xoài tươi của HTX được xuất khẩu sang Hàn Quốc, sắp tới là Nhật. Các công ty đặt thu mua của HTX khoảng 100 tấn/tháng, nhưng hiện nay HTX chưa đáp ứng được nhu cầu lượng hàng xuất khẩu.
Nói chung sản lượng xoài trong dân rất là nhiều, nhưng do hiện nay khâu bảo quản trái xoài của các nhà vườn chưa đạt yêu cầu xuất khẩu, thường bà con bao 2 trái cùng một bao nên xoài có vết cọ dính nhau, bao không kỹ nước vào, xoài bị bệnh thán thư, bị đen trái, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu”.
Ông Đỗ Văn Tới ở ấp Mỹ Hưng Hòa cho biết: “Khi tham gia sản xuất xoài theo mô hình VietGAP, GlobalGap nhà vườn được rất nhiều lợi thế như giá bán cao hơn ngoài thị trường từ 3.000 - 4.000 đồng/kg, cách sử dụng thuốc, chăm sóc, kỹ thuật... có cán bộ chuyên môn ở huyện, tỉnh xuống chỉ dẫn. Với 3.000m2 xoài, tôi thu nhập mỗi năm khoảng 150 - 160 triệu đồng”.
HTX xoài Mỹ Xương đã sản xuất xoài theo hướng an toàn, áp dụng bao trái, tỉa cành, tạo tán và bón phân sinh học; đưa trái xoài tới một số thị trường trên thế giới như: New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc...
Ông Huỳnh Thanh Bá cho biết thêm, sắp tới HTX sẽ liên kết với các công ty, xí nghiệp để lo đầu ra của bà con nhà vườn ở huyện Cao Lãnh, đồng thời HTX kiến nghị bà con nên sản xuất xoài đạt tiêu chuẩn xuất khẩu để có hiệu quả vượt trội so với sản xuất thông thường.
HTX cũng đang từng bước sắp xếp lại lịch thời vụ, đồng thời mở rộng vùng trồng xoài, vì với diện tích hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu của các đối tác. Được biết, để thương hiệu xoài Cao Lãnh vươn xa, tỉnh Đồng Tháp đang hỗ trợ huyện mở rộng diện tích sản xuất xoài đạt chuẩn GlobalGAP, đồng thời xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng xoài cát tỉnh Đồng Tháp.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 26.9, tại Quảng Ngãi, NHNN VN tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản với sự tham dự của lãnh đạo các tỉnh ven biển miền Trung gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, TP.Đà Nẵng cùng các doanh nghiệp hoạt động nghề cá và đại diện ngư dân.

Không chỉ ngư dân mà lãnh đạo nhiều địa phương cũng thừa nhận còn “mù mờ” về điều kiện, thủ tục giải ngân nguồn vốn hỗ trợ ngư dân.

Trong khi đó, theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, sau nhãn và vải vừa được Mỹ mở cửa, nếu không có gì thay đổi, cuối năm nay hoặc đầu năm sau xoài và vú sữa sẽ là hai loại trái cây tiếp theo được vào thị trường này.

Chính phủ Ghana đã cấm NK cá rô phi để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản trong nước, nhưng Tổ chức Công đoàn nông nghiệp Ghana (GAWU) lại bày tỏ sự lo ngại về cách triển khai thực hiện của chính phủ do không có kế hoạch chiến lược.

Khối lượng philê cá minh thái đông lạnh XK của Mỹ sang hầu hết các thị trường NK lớn trong tháng 7 tăng so với cùng kỳ năm ngoái, tăng cao nhất tại Anh.