Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 70.000 ha

Thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 70.000 ha
Ngày đăng: 20/06/2015

Để thực hiện mục tiêu trên, An Giang xây dựng CĐML theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ với sự tham gia của các doanh nghiệp cung ứng vật tư kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm và các hợp tác xã nông nghiệp là cầu nối trung gian giữa nông dân và doanh nghiệp; Đảm bảo sản xuất đồng bộ từ quy trình kỹ thuật đến cung ứng đủ số lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp và giảm được chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân;

Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền co nông dân việc thực hiện tham gia CĐML, đồng thời liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa (nếp) theo hướng hiện đại hóa bền vững nhằm phát triển kinh tế xã nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, thực hiện tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo, xây dựng cánh đồng lớn nhằm tạo các vùng nguyên liệu lúa gạo với quy mô diện tích sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng đồng nhất và đồng chất, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa gạo, tạo sự bền vững và ổn định lâu dài cho đầu ra sản phẩm nông nghiệp.

Theo sở NN & PTNT năm 2014, toàn tỉnh xuống giống với diện tích đạt 625.918 ha. Năng suất lúa bình quân đạt 64,68 tạ/ha. Sản lượng lúa đạt 4,048 triệu tấn. Tỉnh đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, theo mô hình cánh đồng lớn ngày càng tăng, diện tích sản xuất lúa tham gia mô hình CĐL là 34.200 ha (trong đó: vụ Đông Xuân 2013 - 2014 là 11.833 ha, vụ Hè Thu 2014 là 12.435 ha và vụ Thu Đông 2014 khoảng 10.000 ha). Sản xuất theo cánh đồng lớn thì nông dân được lãi từ 25 - 30 triệu đồng/ha, mà đầu ra cũng chắc chắn.

Sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ. Các chuỗi giá trị lúa gạo, rau màu và thủy sản đã hình thành và phát triển cùng với các hình thức liên kết sản xuất trong chuỗi như liên kết ngang, liên kết dọc ngày càng đa dạng, đặc biệt trong thời gian gần đây có sự tham gia của các ngân hàng. Việc triển khai nhân rộng mô hình “cánh đồng mẫu” đang đi vào thực chất, lựa chọn các doanh nghiệp có năng lực thực hiện tốt.

Trong thời gian tới, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai đạt hiệu quả mục tiêu đã đề ra, trong đó tiếp tục xây dựng mô hình CĐL sản xuất lúa gạo được áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn và rút ngắn chênh lệch về năng suất giữa các hộ dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, để nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng, gia tăng chất lượng lúa gạo và làm nền tảng cho sản xuất lúa theo VietGap, nhằm tăng lợi nhuận cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.

12/11/2014
Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.

12/11/2014
Hiệu Quả Chuyển Đổi Sản Xuất Theo Mô Hình Lúa + Cá Trên Vùng Ngập Lũ Hậu Mỹ Bắc A (Tiền Giang) Hiệu Quả Chuyển Đổi Sản Xuất Theo Mô Hình Lúa + Cá Trên Vùng Ngập Lũ Hậu Mỹ Bắc A (Tiền Giang)

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất theo hướng "chung sống với lũ" trong giai đoạn 2011 - 2015, Tiền Giang triển khai Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất theo mô hình lúa + cá tại xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè nằm đầu nguồn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang có tổng nguồn vốn khoảng 25 tỉ đồng trên qui mô 100 ha.

12/11/2014
Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút

Xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, Huỳnh Ngọc Yến (sinh năm 1988, ngụ ấp An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành) đã trở thành gương thanh niên làm kinh tế giỏi, với thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim cút.

12/11/2014
Mô Hình Nuôi Gà Tiên Yên Sinh Sản Mô Hình Nuôi Gà Tiên Yên Sinh Sản

Đây là mô hình thuộc dự án Khuyến nông trung ương “Chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học trong nông hộ”. Theo đánh giá của cán bộ khuyến nông và bà con nông dân, mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá cao.

12/11/2014