Thực Hiện Các Biện Pháp Cấp Bách Kiểm Soát Tồn Dư Hóa Chất Kháng Sinh Trong Sản Xuất Và Xuất Khẩu Thủy Sản

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn yêu cầu các ngành hữu quan tỉnh đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản theo tinh thần Chỉ thị số 10318 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).
Theo đó, Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người nuôi thủy sản không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm; sử dụng đúng cách thuốc thú y trong danh mục được phép lưu hành.
Đặc biệt tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y trước khi thu hoạch. Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng chuyên môn tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lưu thông, mua bán, sử dụng hóa chất kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y thủy sản không có tên trong danh mục được phép lưu hành.
Các đơn vị truyền thông tỉnh phối hợp với Sở NN&PTNT và các đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời, chính xác thông tin về việc kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh...
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Thanh Nhàn (34 tuổi), ngụ ấp 6, xã Vĩnh Trung, H.Vị Thủy, Hậu Giang, được xem là người đầu tiên đưa giống xoài cát hồng về trồng thành công ở xã này,

Đó chính là chị Trương Ánh Nguyệt, ở ấp Láng Hầm, xã Thạnh Xuân, huyên Châu Thành A (Hậu Giang) khi nuôi cua đinh và ba ba cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Với thị trường tiêu thụ sản phẩm số lượng lớn và nếu được đầu tư công nghệ tiên tiến, thành phố có thể trở thành trung tâm sản xuất giống thủy sản cung cấp

Mô hình nuôi ruồi Lính đen đầu tiên ở tỉnh Hà Tĩnh được thực hiện tại nhà ông Bùi Khoa Giáo ở thôn Đông Hạ, xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên).

Thành công với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.