Úc Không Ngưng Cung Cấp Bò Sống Cho Việt Nam

Thương vụ Úc tại Việt Nam ngày 10-12 đã thông tin chính thức về việc nguồn cung bò Úc giảm là do yếu tố “thời tiết”, chứ không phải do can thiệp của Chính phủ Úc.
Trả lời câu hỏi của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online qua thư điện tử, đại diện Thương vụ Úc cho biết Chính phủ Úc không can thiệp vào việc cung cấp bò cho thị trường Việt Nam, gây gián đoạn nguồn cung.
Hiện nay, các nhà cung cấp bò ở Úc còn đang chuẩn bị đáp ứng sự gia tăng về nhu cầu nhập khẩu bò sống Úc ở thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Nhập khẩu bò sống từ Úc vào Việt Nam đã tăng mạnh trong năm 2013 và hiện tại các nhà xuất khẩu bò ở Úc đang thực hiện các chuyến hàng từ Úc sẽ đến Việt Nam từ tháng 12 đến tháng 1-2014.
Tương tự như thông tin các nhà nhập khẩu, giết mổ và cung ứng thịt bò Úc đã cung cấp thông tin cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online trước đó, theo đại diện thương vụ, mặc dù hoạt động xuất khẩu bò của Úc được tiến hành quanh năm nhưng vào mùa mưa (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau), nguồn cung bị ảnh hưởng do mưa và lụt lội. Cũng với lý do này mà giá bò Úc đã tăng lên trong vài tuần trở lại đây.
Mặc dù vậy vẫn có một số lượng bò nhất định được đưa ra thị trường từ những vùng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Nguồn cung bò ra thị trường tăng mạnh vào dịp cao điểm (từ tháng 4 đến tháng 11), khi các trại bò lớn ở Úc hoàn tất vỗ béo và đưa chúng ra thị trường.
Thương vụ Úc cho biết, từ đầu năm đến hết tháng 9-2013 đã có trên 42.000 con bò được nhập khẩu từ Úc vào Việt Nam. Dự kiến đến hết năm 2013 sẽ có tổng cộng 60.000 con bò được nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu thịt bò Úc tại thị trường này.
Theo cơ quan này, trong năm 2014 cũng sẽ có khoảng 60.000 con bò được nhập khẩu từ Úc vào Việt Nam.
Bên cạnh gia súc sống, hàng năm cũng có khoảng 2.000 tấn thịt bò Úc đông lạnh được nước này bán ra thị trường thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Theo nhiều nhà vườn tại Long Mỹ (Hậu Giang), giá quít đường đang ở mức cao do bước vào vụ nghịch, nguồn cung khan hiếm. Thương lái thu mua tại vườn với giá từ 35.000-37.000 đồng/kg (tăng 3.000-5.000 đồng so với tháng trước), giá bán lẻ tại các chợ là 40.000-55.000 đồng/kg.

Do 2 năm liên tục bị lỗ, nên nhiều hộ dân ở Cù Lao Dung sau khi thu hoạch xong đã phá bỏ ruộng mía để chuyển sang nuôi tôm, trồng bắp lai, khoai lang, ổi… Dự kiến vụ mía 2014-2015 sẽ có hơn 500ha mía bị phá bỏ. Theo kế hoạch đến năm 2020, huyện Cù Lao Dung sẽ giảm từ 8.215ha mía hiện nay xuống còn khoảng 4.000ha, bởi cây mía ngày càng kém hiệu quả.

Gần đây, được sự hỗ trợ vốn từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Dương, nhiều nông dân ở xã An Sơn, TX.Thuận An đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn không bùn cho giá trị kinh tế cao.

Thanh long được coi là cây xóa đói giảm nghèo và cũng là cây làm giàu của Bình Thuận. Những năm qua, cây thanh long đã mang lại kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh và cũng làm thay đổi diện mạo nhiều vùng đất đai kém màu mỡ ở đây. Từ hiệu quả trông thấy, cây thanh long đang tiếp tục được đầu tư phát triển trên vùng đất nắng gió này.

Hiện nay, môi trường nuôi trồng thủy sản tại một số vùng nuôi trong tỉnh Phú Yên không ổn định; độ mặn và độ kiềm trong nước rất thấp; ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh cũng được phát hiện ở các vùng nuôi. Ngoài ra, bệnh tôm nuôi cũng tiếp tục diễn biến phức tạp tại các vùng nuôi thuộc huyện Tuy An…